Tang thương vùng rốn lũ Thái Lan

Krabi là một trong những tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ trận lũ lịch sử ở miền nam Thái Lan. Trận lũ lớn nhất trong vòng 30 năm qua tại nước này gần như quét sạch nhiều ngôi làng ở Krabi.

Mưa to liên tục cùng nước từ trên núi đổ về nhanh chóng biến làng thành biển nước và hậu quả là chúng tôi mất tất cả”, vợ chồng anh chị Pun Srirueng tại huyện Khao Phanom cho biết.

Anh Pun cho biết sáng 29.3, trời bắt đầu chuyển mưa nhưng chẳng ai nghĩ nó lại là mở đầu cho một thảm họa. Qua một ngày, nước vẫn trút xuống nhưng người trong làng vẫn chưa nghĩ đến việc sơ tán vì còn nhiều đồ đạc, tài sản. Tuy nhiên, đến trưa 30.3 thì mọi người bàng hoàng khi nước đã ngập quá nửa thân người. “Đâu đâu cũng là nước, chúng tôi chỉ còn biết ngồi nhìn gà, lợn trôi”, anh Pun tâm sự. Gia đình anh gồm vợ chồng và 5 đứa con kẹt trong nhà gần 2 ngày trước khi được giới chức địa phương giải cứu và đưa về tập trung ở chùa Tham Kob.


Người dân Krapi tìm kiếm tài sản sót lại sau cơn lũ - Ảnh: Minh Quang

Tại ngôi chùa, khoảng 500 người đang lánh nạn, mặt ai cũng còn hằn nét hãi hùng. Anh Prayong Kengkan vừa khóc vừa kể vợ anh bị lũ cuốn trôi đi mấy cây số chẳng ai hay biết. Đến khi xác chị cùng nhiều người khác dạt vào làng kế bên và được vớt lên, đưa về chùa Tham Kob thì anh mới phát hiện.

Theo giới chức Thái Lan, ít nhất hàng chục người thiệt mạng và hàng trăm người mất tích do thiên tai tại các tỉnh miền nam. Hôm qua, đội cứu hộ phát hiện thêm 2 người chết tại Krabi và họ mất cả buổi sáng mới đưa được thi thể ra vì kẹt trong đống đổ nát của nhà cửa, cây cối.

Hôm qua, mưa vẫn tiếp tục đổ xuống nhưng nhẹ hơn và nước đã bắt đầu rút ở một số nơi. Giới chức địa phương và quân đội tiếp tục tìm kiếm các nạn nhân và giải tỏa các tuyến đường bị cây đổ, sạt nứt. Chính phủ Thái Lan đang xem xét khoản ngân sách 1,5 tỉ baht hỗ trợ cho khoảng 1 triệu người bị ảnh hưởng.

13 người chết vì lũ quét ở Indonesia

Đêm 31.3, một trận lũ quét dội xuống huyện Paniai, tỉnh Papua, miền đông Indonesia, làm ít nhất 13 người thiệt mạng, theo tờ Jakarta Globe. Cơn mưa lớn trong đêm làm vỡ bờ 2 con sông Aga và Eka, cuốn trôi 728 ngôi nhà và hủy hoại mùa màng. Chính quyền Indonesia cho hay 6.000 người mất nhà cửa và phải ở trong các trại tạm cư. Lực lượng cứu hộ đang gấp rút tìm kiếm các nạn nhân và con số thương vong có thể sẽ còn tăng. Khu vực này vẫn chưa khắc phục hết hậu quả của trận lũ quét tương tự cách đây nửa tháng thì nay tiếp tục đối mặt với nguy cơ đói kém và dịch bệnh sau đợt thiên tai mới.

Thục Minh
(VP Singapore)

 

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn thác nước chảy vào

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"

Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Đăng ngày: 16/02/2025
Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan

Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Đăng ngày: 08/02/2025
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 03/02/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 03/02/2025
7 điều ít biết về cầu vồng

7 điều ít biết về cầu vồng

Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Đăng ngày: 28/01/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 27/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News