Tăng vai trò của IAEA về đảm bảo an toàn hạt nhân
Ngày 23/8, Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) Yukiya Amano khẳng định vai trò của IAEA trong đảm bảo an toàn hạt nhân toàn cầu phải được tăng cường mặc dù về cơ bản đảm bảo an toàn hạt nhân thuộc về trách nhiệm của các quốc gia sử dụng năng lượng hạt nhân.
Ông Amano nhấn mạnh IAEA đang tìm các biện pháp tăng cường các tiêu chuẩn an toàn hạt nhân toàn cầu nhằm đảm bảo các nhà máy điện hạt nhân chống đỡ hiệu quả các sự kiện cực đoan như động đất, sóng thần…. để thảm họa hạt nhân kiểu như Fukushima (Nhật Bản) mới đây không tái diễn.
Tuy nhiên, ông Amano lưu ý rằng chi phí thực hiện các tiêu chuẩn an toàn hạt nhân mới cần hợp lý, hiệu quả và nằm trong khả năng tài chính của các quốc gia.
Tổng Giám đốc IAEA cho rằng mặc dù nhiều nước đang xem xét lại các lựa chọn phát triển năng lượng hạt nhân nhưng biến đổi khí hậu và nhu cầu cấp thiết về năng lượng cho phát triển kinh tế khiến năng lượng hạt nhân vẫn hấp dẫn đối với nhiều nước.
Kế hoạch hành động sẽ được Hội nghị toàn thể 151 nước thành viên của IAEA thông qua trong tháng 8 này, đề xuất một loạt biện pháp trong 10 lĩnh vực hoạt động và an toàn của các lò phản ứng để tăng cường an toàn hạt nhân.
IAEA chịu trách nhiệm giám sát việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy chế an toàn hạt nhân mới đối với các lò phản ứng hạt nhân trên toàn cầu.
Theo kế hoạch hành động này, 10% trong tổng số 440 lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động trên thế giới sẽ được giám sát theo các tiêu chuẩn an toàn mới trong 3 năm tới.
Theo số liệu của IAEA, mặc dù Đức đã quyết định đóng cửa tất cả các nhà máy điện hạt nhân trên đất Đức vào năm 2022 và Italy đã thông qua trưng cầu dân ý cấm phát triển năng lượng hạt nhân trong nhiều thập kỷ sắp tới, hiện vẫn có 29 nước đang sử dụng điện hạt nhân nhưng số nước phát triển loại năng lượng này sẽ tăng thêm 25 nước nữa vào năm 2030.

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"
Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.
