Tảo có thể tồn tại trong môi trường giống sao Hỏa
Nghiên cứu mới về tảo làm dấy lên hy vọng về tương lai mà nhân loại có thể biến sao Hỏa cằn cỗi thành hành tinh xanh như Trái đất.
Trong một thí nghiệm gần đây, tảo được đưa bằng khinh khí cầu lên độ cao 30.000 m và đã sống sót trong 4 giờ ở nhiệt độ thấp hơn -30°C với ánh sáng cực tím cường độ cao và thiếu oxy, Tân Hoa Xã hôm 28/12 đưa tin.
Tảo sinh sôi nảy nở tại một bãi biển ở thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. (Ảnh: Xinhua)
Đây là thí nghiệm thứ 4 được thực hiện bởi Viện Thủy sinh học thuộc Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc kể từ năm 2019. Ba thí nghiệm trước đó được tiến hành tại các môi trường khắc nghiệt ở khu tự trị Nội Mông và khu tự trị Tân Cương.
Kết quả đã cho thấy tảo vẫn sống sót khỏe mạnh trong điều kiện mô phỏng sao Hỏa, mặc dù vậy, vẫn cần thêm những thí nghiệm sâu hơn để kiểm tra xem liệu chúng có thể phát triển hoặc thậm chí sinh sôi trên bề mặt hành tinh đỏ hay không, nhà nghiên cứu Wang Gaohong tại Viện Thủy văn học lưu ý.
Tảo đã từng bước thay đổi và cải thiện môi trường của Trái đất kể từ khi nhóm thực vật này xuất hiện vào buổi sơ khai. Giám đốc Hiệp hội Khoa học Trung Quốc Liu Yongding tin rằng chúng rất quan trọng đối với nguồn gốc và sự tiến hóa của các loài trên hành tinh của chúng ta.
Tảo là nguồn sản xuất oxy của Trái đất và đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định của sinh quyển. Chúng tiêu thụ carbon dioxide (CO2) và tạo ra oxy, hỗ trợ sự sống phát triển. Điều này sẽ rất hữu ích vì bầu khí quyển sao Hỏa chủ yếu được tạo thành từ CO2.
Liu nhấn mạnh rằng các điều kiện trên sao Hỏa rất giống với hành tinh của chúng ta trong thưở sơ khai. Vì vậy, tảo có thể là chìa khóa cho tham vọng chinh phục và định cư trên hành tinh đỏ của con người.
Theo Giáo sư Xiao Long tại Đại học Khoa học Địa chất Trung Quốc, thí nghiệm kiểm tra tác động của bức xạ cường độ cao từ ngoài không gian lên tảo có ý nghĩa rất quan trọng trước khi đưa sinh vật này lên sao Hỏa, nơi không có "từ trường toàn cầu" để chắn bức xạ từ vũ trụ và Mặt Trời.

Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc
Không giống các loại xương rồng khác trên thế giới thường phát triển theo chiều dọc, Creeping Devil phát triển theo chiều ngang và nằm trên mặt đất.

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ
Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.

Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới
Trong danh sách 10 loại trái cây được bình chọn là ngon và hiếm nhất thế giới, thì có tới 5 loại quả xuất hiện ở Việt Nam nhưng trong đó có 3 loại quả có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á.

Làm thế nào cây cọ sống sót được sau bão và lốc xoáy?
Nhiều người rất ấn tượng với sức sống mãnh liệt của những cây cọ sống ven bãi biển. Sau khi những trận bão qua đi, nhiều loài thực vật bị phá hủy nhưng cọ thường vẫn sống sót. Vậy lý do là tại sao?

Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam
Hiện nay các loại nấm là món ăn ưa thích của nhiều người. Không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao chúng còn là nguyên liệu để chế biến những món ăn hấp dẫn.

Cây ô liu 3.000 năm tuổi vẫn ra quả
Dù đã trải qua hơn ba thiên nhiên kỷ, cây ô liu cổ thụ vẫn xanh tốt, ra trái đều đặn, chất lượng cao.
