Tạo ra loại bê tông mới "hút" ô nhiễm không khí

Một loại bê tông mới có thể hút được các chất gây ô nhiễm và phân hủy thành các chất vô hại.

Bê tông là loại vật liệu được sử dụng trong hầu hết các công trình xây dựng hiện đại khắp thế giới.

Nhóm nghiên cứu của Viện Kỹ thuật và Công nghệ xây dựng Hàn Quốc (KICT) đã phát triển một loại bê tông quang xúc tác. Loại bê tông này dựa vào lớp phủ bên ngoài để hút các chất gây ô nhiễm ra khỏi không khí.

Tạo ra loại bê tông mới hút ô nhiễm không khí
Nhịp cầu dẫn bằng bê tông - (Ảnh: EPFL NEWS).

Lớp bên ngoài bê tông được làm bằng titan dioxit, khi được ánh sáng Mặt trời chiếu vào kích hoạt, lớp ngoài này sẽ tạo ra các loại oxy phản ứng (ROS). Các ROS này phản ứng với các chất ô nhiễm phổ biến, chẳng hạn như oxit nitơ và amoniac, để phân hủy chúng thành các chất vô hại.

Cho đến thời điểm này, việc bổ sung titan dioxit (TiO2) vào bê tông bằng cách nào là mối quan tâm chính của các nhà nghiên cứu và họ đã thử một số cách khác nhau để xác định lựa chọn tốt nhất.

Hiện nay, nhóm nghiên cứu chọn phương án phun thẳng dung dịch TiO2 của họ lên bê tông tiêu chuẩn. Điều này tạo ra một lớp vỏ ngoài bê tông có thể tương tác trực tiếp với các chất ô nhiễm, nhưng vẫn duy trì tính toàn vẹn cấu trúc của bê tông.

Trong đường hầm ô tô, các loại khói từ ống xả của xe khiến ô nhiễm không khí quá dày đặc, gấp 1.000 lần so với không khí bên ngoài hầm. Tuy nhiên, giờ đây, các nhà khoa học tin rằng giải pháp bê tông quang xúc tác không chỉ giúp làm sạch các đường hầm âm u mà cả phần không khí ô nhiễm ở cả ngoài trời.

Nhóm nghiên cứu đã đưa bê tông của họ đến một đường hầm và đặt đèn chiếu ánh sáng nhân tạo để kích hoạt lớp vỏ ngoài của bê tông. Sau khi để bê tông trong 24 giờ, nhóm nhận thấy nồng độ oxit nitơ trong đường hầm giảm 18%.

Mặt khác, bê tông cũng biến oxit nitơ thành một dạng muối được tìm thấy ở dưới chân tường. Nước rửa hầm hoặc nước mưa có thể cuốn trôi muối này xuống cống.

Nhóm nghiên cứu hy vọng sẽ tiếp tục nâng cao hiệu quả của bê tông trước khi đưa nó ra thị trường.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí KSCE về nghiên cứu kỹ thuật môi trường và dân dụng.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Có nên vừa sạc vừa dùng quạt tích điện không?

Có nên vừa sạc vừa dùng quạt tích điện không?

Là thiết bị thường xuyên được sử dụng trong những ngày mất điện, song không phải ai cũng biết dùng quạt tích điện sao cho đúng.

Đăng ngày: 19/06/2023
Tiến sĩ Việt chế tạo vải có thể tự lành và đo được nhịp tim

Tiến sĩ Việt chế tạo vải có thể tự lành và đo được nhịp tim

Bằng cách phủ lên bề mặt vải một lớp " kim loại lỏng", tiến sĩ Trương Vĩ Khánh cùng cộng sự từ Đại học Flinders (Australia) phát triển thành công vật liệu thông minh có thể tự lành và theo dõi được nhịp tim.

Đăng ngày: 17/06/2023
Trời mưa rào rào, có nên che chắn cục nóng điều hoà?

Trời mưa rào rào, có nên che chắn cục nóng điều hoà?

Máy điều hòa thường có 2 bộ phận chính là cục nóng và cục lạnh. Cục nóng lắp ngoài trời có cần che chắn khi trời mưa hay không là vấn đề được nhiều người quan tâm.

Đăng ngày: 16/06/2023
Thao tác nhỏ giúp điều hòa tiết kiệm điện, tăng hiệu quả làm mát

Thao tác nhỏ giúp điều hòa tiết kiệm điện, tăng hiệu quả làm mát

Bên cạnh việc cài đặt nhiệt độ phù hợp, tùy chỉnh này sẽ giúp cho căn phòng của bạn mát lên nhanh chóng, tiết kiệm điện hơn.

Đăng ngày: 15/06/2023
Vị trí ngồi giúp 4 trẻ em sống sót khi máy bay rơi trong rừng Amazon

Vị trí ngồi giúp 4 trẻ em sống sót khi máy bay rơi trong rừng Amazon

4 em bé ngồi ở phía cuối máy bay khi nó rơi xuống tán cây rừng Amazon, nên các em sống sót sau tai nạn, dù ba người lớn đi cùng thiệt mạng.

Đăng ngày: 13/06/2023
4 đứa trẻ gặp tai nạn máy bay làm gì để sống sót trong rừng Amazon suốt 40 ngày?

4 đứa trẻ gặp tai nạn máy bay làm gì để sống sót trong rừng Amazon suốt 40 ngày?

Cô bé Lesly Mucutuy (13 tuổi) đã giúp bản thân và 3 người em sống sót trong rừng suốt 40 ngày kể từ khi gặp tai nạn máy bay hôm 1/5.

Đăng ngày: 13/06/2023
Không có máy lạnh, làm thế nào để ngủ mát, dễ chịu hơn?

Không có máy lạnh, làm thế nào để ngủ mát, dễ chịu hơn?

Nếu không có máy lạnh hoặc muốn tiết kiệm điện, bạn có thể tận dụng tủ lạnh, quạt gió hoặc nước để làm mát cơ thể khi đi ngủ vào ban đêm.

Đăng ngày: 13/06/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News