Tạo ra virus lai chống siêu vi khuẩn kháng kháng sinh

Các nhà khoa học đã kết hợp tế bào người với vi khuẩn và virus để tạo ra tế bào miễn dịch lai, có khả năng tiêu diệt vi khuẩn kháng thuốc.

Một số virus có khả năng làm nhiễm khuẩn và nhắm đến mục tiêu tấn công cụ thể theo cách khác với hệ thống miễn dịch của con người. Các nhà nghiên cứu đã dùng chính cơ chế này của virus, ghép nó vào kháng thể miễn dịch của con người. Sau đó, họ cũng làm tương tự với vi khuẩn tấn công các vi khuẩn khác và kháng thể của con người.

Tạo ra virus lai chống siêu vi khuẩn kháng kháng sinh
Các nhà khoa học hi vọng các thể lai sẽ giúp diệt trừ siêu vi khuẩn MRSA.

Trong những thí nghiệm phòng lab, các giống lai (lysibodies) được gắn với vi khuẩn Staphylococcus - có thể trở thành siêu vi khuẩn MRSA. Chúng sẽ giúp báo hiệu cho hệ thống miễn dịch để tấn công và tiêu diệt vi khuẩn (MRSA viết tắt của Methicillin-resistant Staphylococcus aureus: Tụ cầu vàng kháng Methicillin. Loại vi khuẩn này gây ra nhiễm trùng tụ cầu khuẩn, không đáp ứng điều trị với kháng sinh thông thường).

Theo nhóm nghiên cứu, thử nghiệm kỹ thuật nói trên với chuột bị nhiễm MRSA cho thấy, tỉ lệ sống sót của chúng được cải thiện đáng kể. Các kiểm tra trên người hiện đã bắt đầu được tiến hành để xem xét những vi khuẩn lai này an toàn và hiệu quả như thế nào.

Giáo sư Vincent Fischetti (Đại học Rockefeller, Mỹ) cho biết: Tạo ra thể lai với tế bào miễn dịch của người sẽ cho cơ thể một cách xác định các tế bào bệnh hoàn toàn mới.

"Dựa trên kết quả thu được, chúng ta có thể sử dụng không chỉ lysin, mà là bất kỳ phân tử nào nhắm đến mục tiêu nhất định trên bất kỳ mầm bệnh nào - chẳng hạn như virus, ký sinh trùng hoặc nấm - để tạo ra các kháng thể lai. Cách tiếp cận này có thể phát triển liệu pháp mới tăng cường miễn dịch cho các bệnh truyền nhiễm", Giáo sư Fischetti nói.

Kháng thể miễn dịch của người được sử dụng trong các giống lai không tấn công bệnh, mà nó chỉ điểm các mục tiêu cho tế bào miễn dịch.

Tạo ra virus lai chống siêu vi khuẩn kháng kháng sinh
Mặc dù con đường đến khi cho ra loại thuốc được phổ biến rộng rãi còn dài và xa nhưng nghiên cứu có thể giúp phát triển liệu pháp mới tăng cường miễn dịch cho các bệnh truyền nhiễm.

Tiến sĩ Assaf Raz cũng đến từ ĐH Rockefeller, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu, nói: "Cả kháng thể và lysin đều có một phần liên kết riêng với mục tiêu của chúng, nhưng trong khi thành phần thứ hai của lysin cắt màng tế bào vi khuẩn, các kháng thể lại phối hợp với phản ứng miễn dịch. Điều này tạo điều kiện để chúng ta pha trộn và kết hợp virus chịu trách nhiệm khóa carbohydrate với một phần của kháng thể chỉ dẫn cho các tế bào miễn dịch làm thế nào để phản ứng lại".

Thường phải mất nhiều năm, một loại dược phẩm mới mới trải qua hết loạt thử nghiệm về tính an toàn và hiệu quả trước khi được sử dụng làm thuốc rộng rãi. Mặc dù có những mối lo ngại về hậu quả không mong muốn tiềm tàng từ việc pha trộn tế bào người với virus hoặc vi khuẩn nhưng nghiên cứu nói trên đã thu hút được sự chú ý của Viện nghiên cứu kháng thể (Mỹ).

Quan hệ đối tác giữa hai bên đã được thành lập để đẩy nhanh việc phát triển thuốc giai đoạn đầu. Lysibodies đã được sản xuất và đang có kế hoạch thử nghiệm độ an toàn các loại thể lai này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hoa trong suốt khi gặp mưa

Hoa trong suốt khi gặp mưa

Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.

Đăng ngày: 09/07/2018
Loài tỏi được phát hiện ở ngọn núi cao nhất Quảng Ngãi

Loài tỏi được phát hiện ở ngọn núi cao nhất Quảng Ngãi

Tỏi cà đam, một loài mới vừa được các nhà khoa học phát hiện và đặt theo tên địa danh ngọn núi cao nhất tỉnh Quảng Ngãi.

Đăng ngày: 17/04/2017
Phát hiện loài Riềng mới ở Quảng Ngãi

Phát hiện loài Riềng mới ở Quảng Ngãi

Các nhà nghiên cứu thuộc Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã phát hiện và mô tả một loài thực vật mới thuộc chi Riềng (Alpinia Roxb.).

Đăng ngày: 15/04/2017
Phát hiện virus khổng lồ làm dấy lên câu hỏi thế nào là sự sống?

Phát hiện virus khổng lồ làm dấy lên câu hỏi thế nào là sự sống?

Tuy rất nổi tiếng trên các phương tiện truyền thông về khả năng lây nhiễm và sự chết chóc do mình mang lại, nhưng trong định nghĩa sinh học hiện đại, virus không được xem là một dạng sinh vật sống như vi khuẩn, động vật, thực vật.

Đăng ngày: 14/04/2017

"Quái vật" đầu lìa khỏi cổ nhưng vẫn sống "nhăn răng" hàng tuần liền

Với khả năng thần thánh mất đầu nhưng vẫn sống nhăn nhở, sinh vật này hẳn lọt vào top những loài sống dai nhất Trái đất.

Đăng ngày: 11/04/2017
Thực vật có thể

Thực vật có thể "nghe" thấy âm thanh khi bị ăn

Theo các nhà khoa học tới từ đại học Missouri, Mỹ, thực vật có thể nghe thấy âm thanh khi chúng bị các loài động vật và con người ăn. Từ đó, nó hình thành cơ chế phòng vệ cho riêng mình.

Đăng ngày: 10/04/2017
Trên thế giới có hơn 60.000 loài cây

Trên thế giới có hơn 60.000 loài cây

Theo một nghiên cứu toàn diện về cây cối trên thế giới, trên thế giới có 60.065 loài cây sinh sống từ các vùng nhiệt đới cho tới gần Bắc cực.

Đăng ngày: 10/04/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News