Tạo thành công virus cúm chết người trong phòng thí nghiệm

Các nhà khoa học vừa tạo ra một chủng virus cúm tương tự chủng cúm Tây Ban Nha 1918, một chủng cúm "cực kỳ nguy hiểm" đã từng giết chết 50 triệu người trong lịch sử.

Thí nghiệm được một số người coi là điên rồ, nhưng các nhà nghiên cứu Mỹ đứng sau nghiên cứu này chia sẻ rằng, nó rất hữu ích trong việc kiểm soát những rủi ro gây ra cho công chúng bởi virus cúm lây lan trong các loài chim hoang dã.

Nhóm nghiên cứu sử dụng một quá trình được gọi là di truyền ngược để khảo sát chủng cúm khét tiếng năm 1918.

Các virus mới được tạo ra bằng cách sử dụng các mảnh của các chủng cúm trong các loài chim hoang dã, sau đó biến đổi để làm cho nó có thể lây lan dễ dàng sang các động vật khác qua không khí.

Một báo cáo được công bố trên tạp chí Cell Host và Microbe cho biết, nghiên cứu này cho thấy các thành phần di truyền cho một đại dịch như vậy đã tồn tại trong tự nhiên và có thể kết hợp để tạo ra một thảm họa chết người.

Nhưng Lord May, cựu giám đốc cố vấn khoa học cho chính phủ Vương quốc Anh cho biết dự án của Đại học Wisconsin-Madison là "cực kỳ nguy hiểm".

Ông chia sẻ với The Guardian rằng: "Công việc họ đang làm là cực kỳ điên rồ. Toàn bộ hành động này cực kỳ nguy hiểm! Đúng là có những mỗi nguy hiểm, nhưng nó không xuất phát từ các virus hiện có trong các loài động vật, nó phát sinh từ phòng thí nghiệm của những kẻ có những tham vọng điên cuồng".

Trong khi đó Giáo sư Yoshihiro Kawaoka, người đứng đầu dự án, lại lập luận rằng, công việc của ông nhằm mục đích cứu mạng sống của người dân.

Ông nói: "Trường hợp xấu nhất là sự xuất hiện của một loại virus gia cầm mới có khả năng gây bệnh cao cho con người, như virus H5N1, và có khả năng lan truyền giữa người và người như virus cúm theo mùa. Những phát hiện của chúng tôi chứng minh giá trị của việc liên tục giám sát virus cúm gia cầm và nhu cầu cải thiện vắc-xin và thuốc kháng virus cúm để chuẩn bị cho một kịch bản tương tự có thể xảy ra".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều kỳ thú trong thế giới thực vật

Những điều kỳ thú trong thế giới thực vật

Bạn đã từng nghe cây cối trò chuyện, hờn dỗi hay di chuyển? Những điều kỳ thú đó đã được các nhà khoa học phát hiện khiến ta không khỏi ngạc nhiên.

Đăng ngày: 25/04/2025
Chiêm ngưỡng những loài bướm đẹp, kỳ lạ ở Việt Nam

Chiêm ngưỡng những loài bướm đẹp, kỳ lạ ở Việt Nam

Bướm lá khô khi gập cánh ngụy trang giống y hệt chiếc lá, cánh của bướm khế có hoa văn trang trí đẹp, thu lại giống hình đầu rắn đe dọa đối thủ để thoát khỏi sự săn đuổi.

Đăng ngày: 23/04/2025
Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara

Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara

Cái nắng, cái nóng như thiêu như đốt ở sa mạc nóng nhất thế giới có vẻ "chẳng nhằm nhò" gì với những chú kiến bạc Sahara.

Đăng ngày: 19/04/2025
Kỳ lạ loài

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới

Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Đăng ngày: 04/04/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/04/2025
Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News