Tất cả các bản đồ thế giới trước đây đều sai hoàn toàn, đây mới là bản đồ chính xác

Năm 1596, nhà địa lý học Hà Lan Gerardus Mercator sử dụng một phép chiếu bản đồ đẳng góc để trải dài diện tích Trái đất trên một mặt phẳng. Hầu hết các tấm bản đồ mà chúng ta nhìn thấy ngày nay đều dựa trên phép chiếu này.


Tấm bản đồ theo phép chiếu Mercator.


Bản đồ với các số đo mới của Niel Kaye.

Phép chiếu này tuy giữ đúng phương, góc nhưng lại bóp méo kích thước thật của một số đối tượng, đặc biệt là các thực thể ở xa xích đạo.

Neil Kaye, một nhà khoa học dữ liệu khí hậu ở Anh mới đây đã tạo ra một bản đồ trực quan xen kẽ với các phép chiếu Mercator giúp người xem có cái nhìn chuẩn xác hơn về tương quan kích thước thật của một số quốc gia và châu lục.

Theo phép chiếu Mercator cũ, Nga và Bắc Mỹ lớn hơn rất nhiều so với châu Phi, nhưng trên thực tế, lục địa đen lớn hơn Bắc Mỹ gấp 3 lần và lớn hơn đáng kể so với Nga.

Greenland từng được coi là một vùng đất rộng lớn, thậm chí còn lớn hơn cả châu Phi nhưng thực tế diện tích của nó nhỏ hơn so với lục địa đen 14 lần.

Phép chiếu Mercator cho thấy các quốc gia ở vùng Scandinavia lớn hơn Ấn Độ trong khi thực tế quốc gia châu Á này lại có diện tích lớn gấp 3 lần tổng diện tích của cả vùng Scandinavia cộng lại.

“Mỗi quốc gia sẽ được chiếu lên địa cầu, sau đó sẽ có một số tinh chỉnh thủ công ở các quốc gia gần với các địa cực”, ông Kaye nói, lý giải đây là điều dễ hiểu khi phải trải dài một quả địa cầu trên một mặt phẳng.

Thêm vào đó, nhiều người tin rằng khác với các học giả địa lý khác cùng thời, Mercator không đi du lịch nhiều mà các kiến thức địa lý của ông chủ yếu dựa vào các thông tin được lấy từ thư viện.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Có tới 12 loại cầu vồng và không phải lúc nào cũng có đủ 7 màu cơ bản

Có tới 12 loại cầu vồng và không phải lúc nào cũng có đủ 7 màu cơ bản

Hồi nhỏ đi học chúng ta đã được dạy là cầu vồng hình thành khi các hạt nước trong không khí hoạt động như một cái lăng kính nhỏ, uốn, chia tách ánh sáng từ Mặt Trời và khi có đủ nước, đủ ánh nắng thì chúng ta có một quan cảnh rực rỡ với 7 màu sắc đẹp mắt.

Đăng ngày: 12/05/2025
Liệu có thể dự đoán trước bộ phim nào thắng giải Oscar?

Liệu có thể dự đoán trước bộ phim nào thắng giải Oscar?

Giải thưởng Viện Hàn lâm thường được biết đến với tên Giải Oscar là giải thưởng điện ảnh của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh (Hoa Kỳ).

Đăng ngày: 12/05/2025
Top 10 người có chỉ số IQ cao nhất thế giới

Top 10 người có chỉ số IQ cao nhất thế giới

Trên thế giới có những con người xuất chúng với chỉ số thông minh vượt trội như Albert Einstein, Stephen Hawking. Tuy nhiên, trong lịch sử thế giới có rất nhiều người có chỉ số IQ cao hơn hai nhà bác học trên.

Đăng ngày: 11/05/2025
Tại sao hình trong gương quay ngược từ trái sang phải chứ không lộn từ trên xuống?

Tại sao hình trong gương quay ngược từ trái sang phải chứ không lộn từ trên xuống?

Hãy tự mình đứng trước gương và bạn sẽ thấy điều này ngay lập tức. Dòng chữ trên chiếc áo phông của bạn trong gương bị ngược. Phần rẽ ngôi của tóc bạn cũng chuyển sang bên khác.

Đăng ngày: 11/05/2025
Huyền thoại con tàu Noah có thật hay không?

Huyền thoại con tàu Noah có thật hay không?

Đối với những người theo đạo Thiên Chúa Giáo và những ai đã từng đọc kinh thánh thì hẳn đã biết ngọn ngành về truyền thuyết này.

Đăng ngày: 10/05/2025
Khám phá 20 thức uống kỳ quặc nhất thế giới

Khám phá 20 thức uống kỳ quặc nhất thế giới

Bia sữa, bia nước tiểu bò, bia sữa ngựa, bia pizza, bia giúp ngực to… là những loại bia độc nhất vô nhị trên thế giới.

Đăng ngày: 10/05/2025
Tại sao buổi sáng người nhẹ cân hơn buổi tối?

Tại sao buổi sáng người nhẹ cân hơn buổi tối?

Bạn đã bao giờ nhảy lên bàn cân ngay sau khi thức dậy vào buổi sáng và nhận thấy mình nhẹ hơn đêm ngay trước đó?

Đăng ngày: 09/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News