Tàu 016-Quang Trung: Chiến hạm lớn và hiện đại nhất Việt Nam đẹp đến ngỡ ngàng

Dù có tới gần 30 tàu chiến tham dự Triển lãm Hàng hải IMDEX 2019, thế nhưng Tàu 016-Quang Trung của Việt Nam lại nhận được sự chú ý đặc biệt hơn cả từ các phóng viên ảnh quốc tế.


Diễn ra trong tháng 5 vừa qua, IMDEX 2019 - là một trong những triển lãm hàng hải quốc tế thường niên lớn nhất ở Đông Nam Á do Singapore tổ chức. Đại diện Hải quân Nhân dân Việt Nam Tham dự IMDEX năm nay là Tàu 016-Quang Trung thuộc Lữ đoàn 162, Vùng 4 Hải quân. (Ảnh: haohanfwa.com)


Đây là lần đầu tiên Việt Nam cử tàu chiến tham dự triển lãm IMDEX và còn là một trong các tàu chiến mạnh nhất có trong biên chế Quân chủng Hải quân. (Ảnh: haohanfwa.com)


Sự xuất hiện của Tàu 016-Quang Trung cũng dành được sự chú ý đặc biệt của các phóng viên ảnh quốc tế có mặt tại tại Changi, Singapore, đối với họ đây là cơ hội tốt để tìm hiểu về một trong những tàu chiến có thể xem là mạnh nhất nhì ở khu vực Đông Nam Á. (Ảnh: haohanfwa.com)


Hải pháo AK-176M
vũ khí chính trên nhiều lớp tàu chiến hiện đại của Hải quân Nhân dân Việt Nam. AK-176M được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực MR-123-02 cho tầm bắn hiệu quả lên đến 10km với tốc độ bắn có thể đạt là 120 phát/phút, sử dụng đạn 76.2mm. (Ảnh: haohanfwa.com)


Tổ hợp vũ khí đánh chặn tầm gần Palma-SU
làm nhiệm vụ bảo vệ tàu trước các loại phương tiện tấn công đường không, kể cả tên lửa chống hạm bay ở độ cao nhỏ và cực nhỏ. Về trang bị Palma-SU được tích hợp hai pháo phòng không 30mm AO-18KD và tên lửa phòng không tầm thấp 9M311 Sosna-R. (Ảnh: haohanfwa.com)


Về khả năng chống hạm các tàu hộ vệ Gepard của Việt Nam trong đó có Tàu 016-Quang Trung được trang 8 tên lửa chống hạm Kh-35 Uran-E có tầm bắn lên đến 130km, kết hợp với đó là hệ thống áp chế điện tử trên hạm MP-405E/407E. (Ảnh: haohanfwa.com)


Có nhiệm vụ tương tự như Palma-SU và được bố trí ở đuôi tàu là hai tổ hợp pháo phòng không cao tốc AK-630M – có tốc độ bắn 5.000 phát/phút với tầm đánh chặn hiệu quả là 5.000m. (Ảnh: haohanfwa.com)


Khác với cặp tàu đầu tiên, cặp tàu Gepard thứ hai của Việt Nam gồm: Tàu 015-Trần Hưng Đạo, Tàu 016-Quang Trung, đều được trang bị thêm các ống phóng ngư lôi 533mm nhằm tăng khả năng chống ngầm, kết hợp với đó là hệ thống định vị thủy âm dùng để phát hiện, theo dõi, xác định vị trí tàu ngầm để tiêu diệt. (Ảnh: haohanfwa.com)


Tổ hợp mồi bẫy nhiệt PK-16
mà Tàu 016 - Quang Trung được trang bị. PK-16 có nhiệm vụ gây nhiễu đường ngắm của các loại vũ khí chống hạm (như tên lửa) dẫn đường bằng radar hay quang học, đây là loại vũ khí có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo sự sống còn của tàu chiến khi hoạt động tác chiến trên biển. (Ảnh: haohanfwa.com)


Cận cảnh bộ đôi hải pháo AK-176M và tổ hợp vũ khí phòng không Palma-SU khi nhờ từ xa. Tham dự IMDEX năm nay, Tàu 016-Quang Trung được trang bị hệ thống vũ khí chiến đấu tiêu chuẩn, sẵn sàng cho mọi yêu cầu tác chiến trên biển. (Ảnh: haohanfwa.com)


Ở góc ảnh này chúng ta có thể thấy rõ hơn các tổ hợp ống phóng ngư lôi 533mm, ngay cạnh đó là các ống phóng tên lửa chống hạm Uran-E. (Ảnh: haohanfwa.com)


Cấu trúc thượng tần của Tàu 016-Quang Trung là nơi bố trí các hệ thống trang thiết bị trinh sát điện tử như radar trinh sát đối hải và đối không Pozitiv-ME1, radar điều khiển hỏa lực cho tên lửa chống hạm Mineral-ME, radar điều khiển hỏa lực cho hải pháo MR-123 và vũ khí đánh chặn tầm gần Palma. (Ảnh: haohanfwa.com)


Nhà chứa máy bay được đặt phía sau Tàu 016-Quang Trung, theo thiết kế của nhà sản xuất mỗi tàu hộ vệ Gepard đều có thể mang theo 1 trực thăng săn ngầm Ka-27 hoặc Ka-28, dành cho nhiệm vụ trinh sát và chống ngầm.


Tuy nhiên thiết kế nhà chứa máy bay của Gepard có khá nhiều nhược điểm khi nó chỉ che chắn được 1/3 máy bay, gây nhiều khó khăn trong quá trình vận hành máy bay khi tàu đang thực hiện hành trình trên biển.


Chính vì điều này mà Cục Kỹ thuật - Quân chủng Hải quân đã có đề tài cải tiến nhà chứa máy bay trên các tàu hộ vệ Gepard, với hệ thống mái vòm di động cho phép che chắn toàn bộ máy bay nhưng không làm thay đổi kết cấu cũng như năng lực tác chiến của các tổ hợp vũ khí khác trên tàu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều bạn chưa biết về kinh tuyến và vĩ tuyến

Những điều bạn chưa biết về kinh tuyến và vĩ tuyến

Dưới đây là những khái niệm cơ bản và dễ hiểu nhất về kinh tuyến và vĩ tuyến, cũng như cách xác định kinh tuyến và vĩ tuyến trên bản đồ, mời các bạn cùng xem.

Đăng ngày: 28/04/2025
Google Maps hoạt động như thế nào?

Google Maps hoạt động như thế nào?

Google Maps đã trở thành một phần thiết yếu của internet trong một thập kỷ trở lại đây, nhưng rất ít người biết cách thức hoạt động của nó như thế nào.

Đăng ngày: 28/04/2025
Người đàn ông

Người đàn ông "không có não" mà vẫn sống thách thức giới khoa học

Bệnh nhân 44 tuổi có đầy đủ nhận thức như bao người dù mang bộ não khác thường.

Đăng ngày: 26/04/2025
Bí kíp cực hay giúp bạn thoát khỏi đầm lầy

Bí kíp cực hay giúp bạn thoát khỏi đầm lầy

Nếu chẳng may bạn rơi xuống đầm lầy và phát hiện hai chân các bạn đang bị lún dần thì không được vội vàng rút chân hoặc vùng vẫy, vì càng vùng vẫy thì càng bị lún nhanh hơn và cũng mau chóng tiêu hao sức lực hơn.

Đăng ngày: 26/04/2025
Vì sao bạn hát dở, hay thậm chí không biết hát?

Vì sao bạn hát dở, hay thậm chí không biết hát?

Mọi người có co rúm người lại khi bạn hát không? Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, trong hai mươi người thì chỉ có 1 người thật sự mắc chứng không phân biệt được nốt nhạc hay chứng amusia.

Đăng ngày: 26/04/2025
Những quái vật từng

Những quái vật từng "làm mưa làm gió" trong thần thoại

Trong thần thoại bên cạnh những con vật hần kỳ như: Hydra và Hades, nhện khổng lồ... còn tồn tại nhiều quái vật kỳ lạ ít được biết đến và dần bị lãng quên: Sói lai sư tử Crocotta, hàm lợn đuôi voi Yale, mình trâu đầu bò Catoblepas...

Đăng ngày: 26/04/2025
Phụ nữ giọng trầm dễ được chọn làm lãnh đạo hơn

Phụ nữ giọng trầm dễ được chọn làm lãnh đạo hơn

Cả phụ nữ và nam giới đều thích những người lãnh đạo nữ có giọng trầm hơn so với những người có giọng cao, thậm chí trong cả các vị trí nữ lãnh đạo truyền thống, theo một nghiên cứu mới cho biết.

Đăng ngày: 26/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News