Tàu chở người đầu tiên của Ấn Độ có thể phóng năm 2024

Tàu vũ trụ Ấn Độ chở ba phi hành gia sẽ phóng lên quỹ đạo cao 400 km trong khoảng ba ngày, sau đó trở về Trái Đất.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Ấn Độ thông báo, chuyến bay vào vũ trụ có phi hành đoàn đầu tiên của Ấn Độ dự kiến diễn ra vào quý IV năm 2024, Interesting Engineering hôm 28/12 đưa tin. Nhiệm vụ nhằm mục đích chứng minh khả năng du hành vũ trụ của con người bằng cách đưa phi hành đoàn ba người lên quỹ đạo cao 400km trong ba ngày, theo Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO).

Tàu chở người đầu tiên của Ấn Độ có thể phóng năm 2024
Tên lửa LVM3 M2 của Ấn Độ. (Ảnh: Interesting Engineering)

Chuyến bay vũ trụ có phi hành đoàn được gọi là "nhiệm vụ H1", dự kiến phóng lên nhờ tên lửa LVM3 của ISRO. Tên lửa đã được điều chỉnh để đáp ứng các yêu cầu của con người và hiện mang tên Human Rated LVM3. Nó gồm một hệ thống thoát hiểm phi hành đoàn (CES), hoạt động nhờ các động cơ rắn có tốc độ đốt cháy cao, có thể đưa phi hành đoàn đến nơi an toàn nếu xảy ra tình huống khẩn cấp trong lúc phóng hoặc bay lên.

Tàu vũ trụ bao gồm một module phi hành đoàn (CM) và một module thiết bị (SM) tương tự tàu Orion trong nhiệm vụ Mặt Trăng Artemis I của NASA. CM là không gian có thể ở được, gồm cấu trúc bên trong bằng kim loại điều áp và cấu trúc bên ngoài không điều áp với hệ thống bảo vệ nhiệt (TPS) nhằm giúp phi hành đoàn trở về Trái Đất an toàn. CM cũng sẽ chứa các hệ thống hỗ trợ sự sống, điện tử hàng không và giảm tốc, trong khi SM có hệ thống năng lượng, hệ thống đẩy, điện tử hàng không và các cơ chế triển khai.

Do an toàn của phi hành gia được đặt lên hàng đầu, các chuyên gia lên kế hoạch thực hiện hai nhiệm vụ thử nghiệm phương tiện trước H1 để kiểm tra khả năng của hệ thống thoát hiểm phi hành đoàn và hệ thống giảm tốc bằng dù trong các điều kiện bay khác nhau.

Hai nhiệm vụ thử nghiệm không chở người mang tên G1 và G2, dự kiến diễn ra vào quý IV năm 2023 và quý II năm 2024. Trong khi đó, nhiệm vụ H1 sẽ diễn ra vào quý IV năm 2024. Phi hành đoàn ba người được lựa chọn từ Không quân Ấn Độ và đang tham gia khóa huấn luyện đặc biệt tại thành phố Bengaluru.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Cận cảnh lỗ đen nuốt chửng ngôi sao cách xa Trái đất 250 triệu năm ánh sáng

Cận cảnh lỗ đen nuốt chửng ngôi sao cách xa Trái đất 250 triệu năm ánh sáng

Một lỗ đen khổng lồ đã bị NASA " bắt gặp" đang phá hủy một ngôi sao gần đó. Lỗ đen này là trung tâm của một thiên hà cách Trái đất 250 triệu năm ánh sáng.

Đăng ngày: 29/12/2022
Những hành tinh kỳ lạ được phát hiện trong năm 2022

Những hành tinh kỳ lạ được phát hiện trong năm 2022

Trong năm 2022, giới nghiên cứu phát hiện nhiều ngoại hành tinh có đặc điểm khác thường như mưa sắt hoặc mây silicate.

Đăng ngày: 29/12/2022
Hàn Quốc trở thành quốc gia thứ 7 có tàu vũ trụ đi vào quỹ đạo Mặt trăng

Hàn Quốc trở thành quốc gia thứ 7 có tàu vũ trụ đi vào quỹ đạo Mặt trăng

Ngày 28/12, Bộ Khoa học và Công nghệ thông tin Hàn Quốc (MSIT) cho biết tàu vũ trụ không người lái thăm dò Mặt Trăng Danuri do nước này phát triển đã thành công đi vào quỹ đạo Mặt trăng sớm hơn dự kiến.

Đăng ngày: 29/12/2022
Phát hiện quái vật vũ trụ siêu cấp: Nặng gấp 3 triệu lần Mặt trời

Phát hiện quái vật vũ trụ siêu cấp: Nặng gấp 3 triệu lần Mặt trời

Các nhà khoa học Mỹ đã xác định cụ thể được lỗ đen siêu quái vật thứ hai mà nhân loại từng biết đến, gần bằng Sagittarius A*.

Đăng ngày: 28/12/2022
Ý tưởng

Ý tưởng "phà không gian" cho phép làm điều không tưởng với rác vũ trụ

Thử nghiệm với chiếc dù lượn giúp công ty Outpost Technologies đưa được những vật thể từ vũ trụ về Trái đất để kiểm tra hoặc sửa chữa.

Đăng ngày: 28/12/2022
Kế hoạch bắn 9,6 triệu sóng vô tuyến vào tiểu hành tinh

Kế hoạch bắn 9,6 triệu sóng vô tuyến vào tiểu hành tinh

Một nhóm nhà nghiên cứu sẽ thử nghiệm bắn sóng vô tuyến vào tiểu hành tinh 2010 XC15 152m bay qua Trái đất hôm 27/12 để tìm hiểu cấu trúc của nó.

Đăng ngày: 28/12/2022
Con người sẽ

Con người sẽ "vắt" nước từ đá Mặt trăng?

Với thành công của sứ mệnh Artemis 1, sự hiện diện của con người trên Mặt trăng ở tương lai gần và nước trở nên rất quan trọng. Do vậy, các nhà khoa học đang tìm cách chiết xuất nước từ đá Mặt trăng.

Đăng ngày: 28/12/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News