Tàu đổ bộ Trung Quốc phát hiện bằng chứng có nước tồn tại trên Mặt trăng

Tàu đổ bộ Mặt trăng Hằng Nga 5 của Trung Quốc đã gửi về Trái đất bằng chứng tại chỗ đầu tiên cho thấy sự tồn tại của nước trên bề mặt Mặt trăng.

Các nhà khoa học Trung Quốc vừa công bố thông tin tàu đổ bộ Mặt trăng Hằng Nga 5 (Chang'e 5) của nước này đã phát hiện các dấu hiệu của nước trên Mặt trăng, cung cấp bằng chứng mới về độ khô của vệ tinh này.

Tàu đổ bộ Trung Quốc phát hiện bằng chứng có nước tồn tại trên Mặt trăng
Trước đây tàu thăm dò của Trung Quốc đã thu thập và gửi đá Mặt trăng về Trái đất để nghiên cứu - (Ảnh: TÂN HOA XÃ).

Nghiên cứu mới - được công bố trên tạp chí Science Advances vào hôm 8-1 và đã được bình duyệt - cho thấy đất Mặt trăng tại bãi đáp của tàu đổ bộ này chứa ít hơn 120 ppm (phần triệu) nước hoặc tương đương 120g nước mỗi tấn và một loại đá nhẹ chứa 180 ppm, khô hơn nhiều so với trên Trái đất.

Tàu đổ bộ Hằng Nga 5 đã sử dụng quang phổ kế để phân tích thành phần hóa học của đá và đất tại bãi đổ bộ, từ đó phát hiện nồng độ nước như trên. Đây là lần đầu tiên tàu đổ bộ Mặt trăng này phát hiện nước tại chỗ.

Lin Hong Lei, tác giả chính của nghiên cứu làm việc tại Viện Địa chất và địa vật lý thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc (CAS), giải thích phần lớn nước trong đất Mặt trăng được cho là kết quả của "gió Mặt trời".

Bởi vì "gió Mặt trời" đưa các nguyên tử hydro lên bề mặt của Mặt trăng. Tại đây, các nguyên tử hydro phản ứng với oxy trong các khoáng chất trên bề mặt để tạo thành nước và hydroxyl.

Trước đây đã có các nghiên cứu tìm hiểu về sự hiện diện của nước trên Mặt trăng. Khi các phi hành gia sứ mệnh Apollo của Mỹ lần đầu tiên trở về từ Mặt trăng vào năm 1969, vệ tinh của Trái đất này được cho là hoàn toàn khô.

Mãi đến năm 2007, các nhà khoa học mới lần đầu tiên phát hiện ra phân tử nước trong đá Mặt trăng.

Năm 2018, Cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) chính thức xác nhận sự hiện diện của băng nước trong các miệng núi lửa bị che khuất vĩnh viễn quanh các cực của Mặt trăng. Hai năm sau đó, cơ quan này cho biết nước phân bố rộng rãi trên bề mặt Mặt trăng.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tàu Trung Quốc chụp ảnh tự sướng phía trên sao Hỏa

Tàu Trung Quốc chụp ảnh tự sướng phía trên sao Hỏa

Tàu Thiên Vấn 1 gửi về loạt ảnh tự sướng vào dịp năm mới, chụp từ camera nhỏ bay tự do để ghi hình tàu vũ trụ trên quỹ đạo sao Hỏa.

Đăng ngày: 06/01/2022
Bên trong căn cứ mô phỏng sao Hỏa của NASA: Rộng rãi, có TV 55 inch, nhà bếp, phòng gym

Bên trong căn cứ mô phỏng sao Hỏa của NASA: Rộng rãi, có TV 55 inch, nhà bếp, phòng gym

Vào tháng 8, NASA cho biết họ đang tìm kiếm ứng cử viên tham gia vào dự án kéo dài một năm nhằm mô phỏng cuộc sống trên Sao Hỏa, đây chính là căn cứ mà các thành viên sẽ trú ngụ.

Đăng ngày: 06/01/2022
Elon Musk: SpaceX sẽ đưa con người lên sao Hỏa trong 5 đến 10 năm nữa

Elon Musk: SpaceX sẽ đưa con người lên sao Hỏa trong 5 đến 10 năm nữa

Đến năm 2050, Musk hy vọng sẽ có một triệu người sinh sống trên sao Hỏa.

Đăng ngày: 04/01/2022
Trung Quốc công bố những hình ảnh mới của sao Hỏa

Trung Quốc công bố những hình ảnh mới của sao Hỏa

Các hình ảnh bao gồm ảnh của tàu quỹ đạo và Sao Hỏa, cận cảnh tàu quỹ đạo, tảng băng trên khu vực cực Bắc của Sao Hỏa, cảnh quan bề mặt do tàu thám hiểm Chúc Dung chụp.

Đăng ngày: 03/01/2022
Kinh ngạc xem những thiết kế căn cứ trên sao Hỏa trong tương lai

Kinh ngạc xem những thiết kế căn cứ trên sao Hỏa trong tương lai

Một số công ty từ các quốc gia trên thế giới đã chia sẻ các thiết kế tương lai về căn cứ của con người trên sao Hỏa.

Đăng ngày: 30/12/2021
NASA thử nghiệm công nghệ đưa mẫu vật sao Hỏa về Trái đất

NASA thử nghiệm công nghệ đưa mẫu vật sao Hỏa về Trái đất

Các kỹ sư đang phát triển những phần cứng quan trọng phục vụ nhiệm vụ thu thập và mang mẫu vật sao Hỏa trở về Trái đất trong thập kỷ tới.

Đăng ngày: 17/12/2021
Tàu thăm dò ESA phát hiện nước nằm gần bề mặt sao Hỏa

Tàu thăm dò ESA phát hiện nước nằm gần bề mặt sao Hỏa

Tàu ExoMars của ESA phát hiện ra 'một lượng nước đáng kể' ẩn dưới bề mặt sao Hỏa tại hệ thống các hẻm núi Grand Canyon.

Đăng ngày: 17/12/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News