Tàu Juno chụp ảnh cụm bão xoáy giống mặt bánh pizza trên sao Mộc

Những cơn bão nhỏ cuộn tròn xung quanh cơn bão trung tâm ở cực bắc sao Mộc giống một chiếc pizza phủ đầy xúc xích.


Tàu Juno chụp ảnh cụm bão trên sao Mộc. (Ảnh: IB Times).

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) chia sẻ trên mạng Instagram hôm 9/8 bức ảnh cực bắc của sao Mộc chụp bởi Juno, tàu thăm dò phóng vào năm 2011 để quan sát hành tinh từ quỹ đạo. Bức ảnh hồng ngoại hé lộ những cơn bão giống dung nham xoáy tròn hình thành ở vùng cực của hành tinh. Dưới ánh sáng khả kiến, cực bắc của sao Mộc dường như màu xanh và có nhiều dấu vết của các đám mây bão xoáy tròn trong khí quyển giống như pizza xúc xích.

"Vùng cực có màu xanh hơn những khu vực khác trên hành tinh và có nhiều bão. Không có dấu hiệu của những dải mây nằm ngang quen thuộc, thật khó nhận ra sao Mộc trong bức ảnh này. Chúng tôi nhận thấy các đám mây có bóng, chứng tỏ chúng nằm ở độ cao lớn hơn nhiều đặc trưng khác", Scott Bolton, nhà nghiên cứu chính trong dự án tàu vũ trụ Juno, cho biết.

Cơn bão trung tâm ở cực bắc của sao Mộc được bao quanh bởi 8 cơn bão khác. Chúng có đường kính từ 4.000 tới 4.600km. Phần xoắn ốc của các cơn bão chạm vào nhau trong lúc chuyển động nhưng chúng không sáp nhập, theo dữ liệu hồi tháng 3/2018 của Juno.

Việc quan sát cực của sao Mộc dưới ánh sáng hồng ngoại sẽ cung cấp thông tin mới liên quan tới hoạt động thời tiết trên hành tinh. NASA chụp bức ảnh bằng thiết bị Jovian Infrared Auroral Mapper (JIRAM) do Cơ quan Vũ trụ Italy chế tạo.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/07/2025
Đường thay đổi ngày quốc tế

Đường thay đổi ngày quốc tế

Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Đăng ngày: 30/06/2025
Bản đồ trái đất và các hành tinh

Bản đồ trái đất và các hành tinh

Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng.  Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các th&ocirc

Đăng ngày: 29/06/2025
Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Đăng ngày: 28/06/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 27/06/2025
10 câu đố vui về vũ trụ

10 câu đố vui về vũ trụ

Khoa học ngày nay tiến nhanh đến mức đôi khi bạn khó lòng nhận ra đâu là sự thực, đâu là giả tưởng. 10 tuyên bố sau đây bấp bênh giữa hai trạng thái này. Với mỗi câu, bạn hãy phân biệt thực tế - viễn tưởng, và tì

Đăng ngày: 24/06/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 21/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News