Tàu Manta - "ngôi sao" trong dự án thu gom chất thải dẻo ở đại dương

Với diện tích bề mặt boong tàu gần bằng diện tích của một sân bóng đá, Manta - chiếc tàu chuyên thu gom chất thải dẻo trên đại dương - đã trở thành sản phẩm nổi bật nhất trong ngày đầu tiên diễn ra Triển lãm quốc tế về các phát minh lần thứ 46 tại Geneva, Thụy Sĩ, khai mạc hôm 11/4.

Được thiết kế dựa trên những công nghệ mới nhất trong lĩnh vực tự cung cấp năng lượng sạch, tàu Manta có chiều dài 70m, chiều rộng 49m và chiều cao 61m. Con tàu này có khả năng vận hành tối đa để có thể di chuyển nhanh chóng tới những khu vực đại dương bị ô nhiễm nặng, dọc theo các bờ biển hoặc tại các cửa sông.

Tàu Manta - ngôi sao trong dự án thu gom chất thải dẻo ở đại dương
Tàu Manta.

Theo người quản lý dự án đóng tàu Manta Marc Lebrun, con tàu trên sẽ được trang bị hệ thống lực đẩy hybrid hoạt động bằng năng lượng gió, năng lượng Mặt Trời và các cánh buồm Dyna-Rigg. Hai máy phát điện năng lượng gió với công suất 500 kw/giờ sẽ kích hoạt các động cơ của tàu và nạp điện cho hệ thống pin được lắp đặt trên tàu.

Điểm nổi bật nhất của tàu Manta là nó được thiết kế một hệ thống xử lý chất thải dẻo bao gồm các chức năng như thu hồi, phân loại, làm cô đặc và lưu trữ các chất thải.

Ngoài ra, để tăng cường khả năng ngăn chất thải đổ ra các đại dương, tàu cũng sẽ được trang bị một phòng thí nghiệm để xác định vị trí địa lý, số lượng và chất lượng của các chất thải. Những dữ liệu này sau đó sẽ được chia sẻ cho cộng đồng quốc tế.

Cũng theo ông Lebrun, tàu Manta khi được hoàn thành sẽ có khả năng thu hồi và xử lý gần 10 tấn chất thải dẻo mỗi ngày. 40 thủy thủ sẽ hoạt động trên tàu, trong đó 8 người chịu trách nhiệm điều khiển tàu và số còn lại sẽ điều khiển hệ thống xử lý chất thải dẻo trên boong tàu. Chi phí chế tạo tàu này khoảng 30 triệu euro (37 triệu USD).

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Nam Cực ghi nhận tình trạng tuyết rơi kỷ lục do... Trái đất nóng lên

Nam Cực ghi nhận tình trạng tuyết rơi kỷ lục do... Trái đất nóng lên

Một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Nature vào năm 2012 cho thấy, tuyết có liên quan đến sự gia tăng tốc độ băng tan và trôi dạt.

Đăng ngày: 12/04/2018
Vì sao nông dân đốt rơm rạ?

Vì sao nông dân đốt rơm rạ?

Mỗi năm vào vụ thu hoạch, ông Nguyễn Văn Đông, xã Bình An (Thăng Bình, Quảng Nam) canh tác 10 sào lúa thì năm sào ông đưa rơm về nhà, năm sào đốt tại ruộng.

Đăng ngày: 12/04/2018
Hiện tượng thủy triều đỏ là gì?

Hiện tượng thủy triều đỏ là gì?

"Thủy triều đỏ" hay sự "nở hoa" của tảo là cách gọi để chỉ hiện tượng bùng nổ về số lượng của tảo biển. Sự "nở hoa" của tảo có khi làm nước biển màu đỏ, có khi màu xanh, màu xám hoặc như màu cám gạo...

Đăng ngày: 11/04/2018
Sự nguy hiểm của thủy triều đỏ

Sự nguy hiểm của thủy triều đỏ

Thủy triều đỏ là thuật ngữ chỉ hiện tượng tảo đồng loạt nở hoa, gây hại cho các loài sinh vật, bao gồm san hô, các loài rong biển, động vật và cả con người.

Đăng ngày: 11/04/2018
Bảy cách biến rơm rạ thành tiền, thay vì đốt bỏ

Bảy cách biến rơm rạ thành tiền, thay vì đốt bỏ

Làm phân bón, thức ăn gia súc, trồng nấm... là những cách đơn giản giúp nông dân kiếm được tiền từ phế phẩm nông nghiệp.

Đăng ngày: 11/04/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News