Tàu NASA có thể đâm xuống mặt trăng lớn nhất Hệ Mặt trời

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, tàu Europa Clipper có thể "tự sát" bằng cách lao vào mặt trăng Ganymede của sao Mộc vì mục đích khoa học.

Các nhiệm vụ không gian sâu thường là những chuyến bay một chiều. Tàu vũ trụ Europa Clipper của NASA cũng không phải ngoại lệ. Sau khi nghiên cứu mặt trăng Europa của sao Mộc, con tàu sẽ "tự sát". Nhưng thay vì lao vào sao Mộc như kế hoạch trước đó, nó có thể đâm vào mặt trăng Ganymede hoặc Callisto, nhà khoa học Bob Pappalardo cho biết trong một cuộc họp ngày 15/6.


Minh họa tàu vũ trụ Europa Clipper. (Ảnh: NASA/JPL-Caltech)

Thay đổi địa điểm va chạm là một trong những biện pháp tiết kiệm ngân sách được thực hiện gần đây với nhiệm vụ Europa Clipper. Lao xuống mặt trăng Ganymede hoặc Callisto sẽ hiệu quả và tiết kiệm nhiên liệu hơn, theo Pappalardo. Một biện pháp khác là giảm các chuyến tiếp cận mặt trăng Europa của con tàu từ 53 xuống 49.

Ganymede - mặt trăng lớn nhất Hệ Mặt trời - có khả năng được chọn cao hơn với những lợi ích về khoa học. Việc Europa Clipper đâm vào Ganymede thay vì Callisto hay sao Mộc có thể bổ trợ cho nhiệm vụ JUICE trong tương lai, theo Pappalardo. Nhiệm vụ JUICE do Cơ quan Vũ trụ châu Âu phát triển, dự kiến triển khai vào năm 2023. Tàu vũ trụ trong nhiệm vụ này sẽ nghiên cứu ba mặt trăng băng giá của sao Mộc, trong đó Ganymede là mục tiêu chính.

"Nếu tàu JUICE vẫn bay trên quỹ đạo Ganymede vào thời điểm Clipper tự sát thì các công cụ của JUICE có thể theo dõi vụ va chạm và tìm hiểu về đặc tính của Ganymede", Pappalardo nói.

Nhiều tàu vũ trụ đã bị cố ý phá hủy bằng cách đâm xuống thiên thể hoặc phân rã trong khí quyển, thường nhằm bảo vệ những môi trường có khả năng phù hợp cho sự sống. Ngoài ra, việc tự hủy như vậy cũng có thể là một nhiệm vụ nghiên cứu, ví dụ, tàu Deep Impact của NASA lao vào một sao chổi để các nhà khoa học có thể tìm hiểu thành phần cấu tạo.

Trong trường hợp của Europa Clipper, vụ tự sát nhằm bảo vệ mặt trăng Europa. Giống như Europa, Ganymede được cho là có một đại dương dưới bề mặt, đồng nghĩa mặt trăng này có thể chứa những thành phần phù hợp cho sự sống. Tuy nhiên, nhóm phụ trách Europa Clipper đã làm việc với bộ phận Bảo vệ Hành tinh thuộc NASA và xác định rằng nguy cơ con tàu làm ô nhiễm vùng nước này rất nhỏ do Ganymede có lớp vỏ băng và thạch quyển dày.

Trong quá trình Europa Clipper nghiên cứu thêm về sao Mộc và các mặt trăng, địa điểm tự hủy của con tàu có thể thay đổi một lần nữa dựa trên thông tin mới. Nhưng hiện tại, có vẻ Ganymede sẽ phải chịu một vụ va chạm lớn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 17/05/2025
Tổng quan về sao Thiên Vương

Tổng quan về sao Thiên Vương

Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Đăng ngày: 15/05/2025
Có vô số ngôi sao trên trời, chúng được đặt tên và nhận dạng như thế nào?

Có vô số ngôi sao trên trời, chúng được đặt tên và nhận dạng như thế nào?

Có rất nhiều ngôi sao có thể nhìn thấy trên bầu trời đêm, nhưng qua nhiều thế kỷ, các nhà thiên văn học đã nghĩ ra cách để nhận ra chúng một cách độc đáo.

Đăng ngày: 11/05/2025
Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2

Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2 "siêu Trái đất" kỳ lạ

Kính viễn vọng không gian James Webb sẽ khám phá những thế giới mới ở một mức độ chi tiết chưa từng có trước đây.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Đăng ngày: 07/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News