Tàu NASA thoát chết cóng trong bóng tối sao Mộc

Tàu vũ trụ Juno đốt động cơ trong 10,5 tiếng để tăng tốc, vượt ra khỏi vùng ảnh hưởng của nhật thực.

NASA thực hiện đợt đốt động cơ tàu Juno hôm 1/10 với thời gian đặc biệt dài, gấp 5 lần so với những đợt trước đó. "Điều này khiến vận tốc quỹ đạo của Juno thay đổi khoảng 203 km/h và tiêu tốn 73kg nhiên liệu. Nếu không làm vậy, Juno sẽ phải bay trong bóng của sao Mộc suốt 12 tiếng, đủ lâu để pin cạn kiệt. Không có năng lượng và nhiệt độ giảm mạnh, Juno sẽ không chịu nổi cái lạnh và không thể tiếp tục hoạt động", NASA cho biết.

Tàu NASA thoát chết cóng trong bóng tối sao Mộc
Tàu vũ trụ Juno hoạt động trên quỹ đạo sao Mộc. (Ảnh: New Atlas).

Tàu Juno khởi hành từ tháng 8/2011 với nhiệm vụ dự kiến kéo dài 7 năm. Tuy nhiên, con tàu đã vượt kỳ vọng và hoạt động hơn 8 năm. Juno tiến vào quỹ đạo sao Mộc ngày 4/7/2016. Con tàu chạy bằng năng lượng mặt trời nên nhật thực trên sao Mộc gây ra ảnh hưởng lớn.

"Sau thành công này, chúng tôi hướng đến cú nhảy vượt khỏi bóng tối tiếp theo vào ngày 3/11. Đây là giải pháp cực kỳ sáng tạo. Giờ đây, thay vì lo lắng Juno sẽ chết cóng, tôi đang trông đợi khám phá khoa học tiếp theo về sao Mộc mà con tàu mang lại", Scott Bolton, chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu Tây Nam, chia sẻ.

Trước khi phóng Juno, các chuyên gia không dự đoán được sẽ có nhật thực dài như vậy và khiến con tàu chìm trong bóng tối, theo Ed Hirst, quản lý dự án tàu Juno tại NASA. "Việc lên kế hoạch và tiến hành đốt động cơ khi con tàu đang bay trên quỹ đạo sao Mộc thể hiện kỹ năng, sự khéo léo của nhóm dự án, cũng như sự linh hoạt và khả năng phi thường của con tàu", ông nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nga sắp phóng

Nga sắp phóng "bánh rán khổng lồ" lên rìa hệ Mặt trời trong thời gian kỷ lục

Nhóm các nhà khoa học Nga đang phát triển tàu vũ trụ hình bánh donut có thể chạm tới góc xa nhất của hệ Mặt trời trong thời gian kỷ lục.

Đăng ngày: 08/10/2019
Vì sao các phi hành gia hiếm khi nằm mơ trên vũ trụ?

Vì sao các phi hành gia hiếm khi nằm mơ trên vũ trụ?

Các thành viên phi hành đoàn của Trạm vũ trụ quốc tế ISS làm việc nhiều và mệt đến nỗi họ hầu như chẳng bao giờ mơ thấy gì khi ngủ.

Đăng ngày: 07/10/2019

"Quái vật" mang tên Tiên Nữ chuẩn bị nuốt thiên hà chứa Trái đất

Thiên hà hàng xóm của chúng ta được chứng minh là một quái vật nuốt thiên hà dữ tợn và nó đang chuẩn bị nuốt đến Milky Way – thiên hà chứa Trái đất.

Đăng ngày: 07/10/2019

"Lộ diện" nơi thuận lợi nhất để người ngoài hành tinh quan sát Trái đất

Hãy thử tưởng tượng bạn là người ngoài hành tinh và luôn muốn nghiên cứu về Trái Đất hoặc “nhìn nơi này với ánh mắt ghen tỵ”, thì câu hỏi đặt ra là: Đâu là nơi thích hợp nhất để bạn đặt máy thăm dò Trái Đất? Nhà vật lý học James Benford đã có câu trả lời cho bạn.

Đăng ngày: 07/10/2019
Giới nghiên cứu sắp quay phim hố đen siêu lớn

Giới nghiên cứu sắp quay phim hố đen siêu lớn

Các nhà thiên văn học sẽ sử dụng kính viễn vọng ảo lớn hơn Trái Đất ghi hình hố đen siêu lớn ở trung tâm dải Ngân hà theo thời gian thực.

Đăng ngày: 05/10/2019
Tàu vũ trụ Nhật thả robot cuối cùng xuống tiểu hành tinh

Tàu vũ trụ Nhật thả robot cuối cùng xuống tiểu hành tinh

Tàu Hayabusa 2 thả MINERVA-II2, robot với nhiệm vụ chính là nghiên cứu lực hấp dẫn của tiểu hành tinh Ryugu, trước khi trở về Trái Đất.

Đăng ngày: 04/10/2019
NASA phát hiện đốm đen trên sao Mộc dài gần 4.000km

NASA phát hiện đốm đen trên sao Mộc dài gần 4.000km

Một sứ mệnh không gian của NASA đã tìm thấy một đốm đen khổng lồ trên sao Mộc.

Đăng ngày: 04/10/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News