Tàu vũ trụ chụp hình thiên thần trên sao Hỏa
Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) chia sẻ ảnh chụp hình thiên thần ở Bán cầu nam của sao Hỏa kèm theo dấu vết của lốc bụi.
Hình thiên thần trên bề mặt sao Hỏa. (Ảnh: ESA).
Tương tự như ở Trái đất, lốc bụi trên sao Hỏa hình thành khi túi khí ấm bốc lên đột ngột xuyên qua cột khí lạnh, tạo ra luồng khí xoáy. Tuy nhiên, loại lốc bụi này có thể cao tới 10km. Vệt rãnh do một cơn lốc bụi để lại ở vùng tối thuộc góc trái bức ảnh. Theo ESA, hình thiên thần là kết quả của một vụ va chạm thiên thạch đâm sâu xuống lớp vỏ sao Hỏa, tạo thành miệng hố hé lộ những trầm tích cổ đại bên dưới. "Hào quang" xung quanh đầu thiên thần là vách dốc của miệng hố va chạm.
Những lớp trầm tích cổ xưa có màu đỏ sậm, tập trung ở phần thân cũng như cấu trúc hình trái tim ở dưới cánh phải của thiên thần. Các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết chắc thành phần cấu tạo của chúng. Trầm tích tối màu có ở khắp bề mặt sao Hỏa, có thể là kết quả từ hoạt động núi lửa và bị chôn vùi sâu bên dưới lớp vỏ hành tinh. Quá trình xói mòn, va chạm thiên thạch và gió xoáy dần dần đưa những vết sẹo đỏ bí ẩn đó lên bề mặt.
Bức ảnh được chụp bởi tàu vũ trụ Mars Express của ESA, quay quanh sao Hỏa từ năm 2004. Các cấu trúc gần cực nam của sao Hỏa chỉ có thể quan sát theo mùa. Thông thường, toàn bộ khu vực bị bao phủ bởi chỏm băng rộng 400km.

Cậu bé nhớ được kiếp trước của mình là người sao Hỏa
Những trường hợp trẻ em có thể nhớ được quá khứ của mình không còn hiếm. Và việc tranh luận về thuyết luân hồi đã không còn là chủ đề hấp dẫn ngay cả trong cộng đồng khoa học.

Muối cô đặc trong lòng đất trên sao Hỏa có thể là nguồn cung cấp ôxy
Nếu con người đến sao Hỏa, chúng ta có thể cần phải tạo ra một số tài nguyên quan trọng khi ở đó để tồn tại đủ lâu để khám phá và bổ sung cho chuyến hành trình dài trở về.

NASA tìm thấy bằng chứng về trận “siêu lụt” trên sao Hỏa cách đây 4 tỷ năm
Các nhà nghiên cứu tuyên bố đã tìm thấy bằng chứng về những gợn sóng khổng lồ trong miệng núi lửa Gale tương tự như những gợn sóng trên Trái đất.

Dấu hiệu sốc: Tàu NASA tìm ra nơi sinh vật ngoài hành tinh trú ẩn?
Láng giềng của Trái đất không thực sự là thế giới tuyệt chủng: núi lửa còn hoạt động có thể nuôi dưỡng một dạng sống ngoài hành tinh, có thể giống Trái đất

Phát hiện loạt dấu vết của lốc xoáy bụi trên sao Hỏa
Tàu quỹ đạo sao hỏa MRO của NASA quan sát thấy rất nhiều vệt đen khổng lồ do lốc xoáy bụi gây ra trên bề mặt hành tinh đỏ.

Mất bao nhiêu tiền để lên sao Hỏa?
Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) và Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) cần thêm tới 1 tỷ USD trong ngân sách của họ và thêm 2 năm để hoàn thành sứ mệnh sao Hỏa.
