Tàu vũ trụ ESA tìm ra nơi có sự sống ngoài Trái đất?
Miền đất ngoài Trái đất bí ẩn mang tên Elysium Planitia vừa được xác nhận là có nước, hoạt động núi lửa tương đối "trẻ" và có thể cả sự sống.
Elysium Planitia là vùng đất từng bị nghĩ là "chết chóc" ở sao Hỏa, tuy nhiên phân tích mới dựa trên dữ liệu tàu quỹ đạo Mars Express của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) lại đưa ra một lời gợi ý về sự sống ngoài Trái đất.
Phân tích này đến từ Phòng thí nghiệm Mặt trăng và hành tinh của Đại học Arizona (Mỹ). Họ đã tận dụng radar xuyên đất của Mars Express để tái tạo mô hình 3D về các dòng dung nham trên Elysium Planitia.
Vùng Elysium Planitia ở sao Hỏa có thể ẩn chứa sự sống ngoài Trái đất - (Ảnh: ESA).
Điều này đã tiết lộ dung nham xuất hiện ở khu vực này là do các vụ phun trào "thời gian gần đây", với vụ mới nhất chỉ 1 triệu năm trước. Một triệu năm có thể lâu đối với chúng ta, nhưng chỉ là một khoảnh khắc đối với lịch sử một hành tinh.
Vùng dung nham đó đã bao phủ một khu vực rộng lớn tương đương bang Alaska của Mỹ.
Phân tích kỹ hơn, họ xác định được tới 40 sự kiện núi lửa đóng góp vào vùng dung nham ấy. Vụ lớn nhất thậm chí lấp đầy thung lũng Athabasca Valles trong khu vực bằng 4.168 km3 đá bazan.
Hoạt động núi lửa và các hoạt động địa chất, kiến tạo khác đóng vai trò quan trọng cho sự sống Trái đất, bởi giúp duy trì môi trường hóa học cần thiết, cũng như góp phần ổn định từ quyển, khí hậu.
Thiếu hoạt động địa chất là một trong những rào cản chính khiến hành tinh đỏ không đông đúc sự sống như Trái đất, dù nó và sao Kim cũng thuộc "vùng sự sống" Goldilocks của Hệ Mặt trời như thế giới của chúng ta.
Kết hợp thêm dữ liệu từ tàu Shallow Radar của NASA, nhóm nghiên cứu nhận thấy chuỗi hoạt động núi lửa này đã diễn ra suốt 120 triệu năm qua, tương ứng với thời điểm khủng long trên Trái đất đạt tới đỉnh cao.
Điều này cũng đồng nghĩa với khả năng Elysium Planitia có thể tồn tại sự sống "già" như khủng long, thậm chí vẫn còn tồi tại sự sống đến gần đây hoặc ngay trong hiện tại.
Ngoài ra, các bằng chứng cho thấy Elysium Planitia cũng trải qua những trận lũ nước lỏng lớn và nước này đã tương tác với dung nham.
Các yếu tố này "điêu khắc" nên cảnh quan kỳ lạ của Elysium Planitia cũng như có khả năng tạo nên một thứ quý giá: Hoạt động thủy nhiệt.
Ở trên Trái đất, hệ thống thủy nhiệt cũng tồn tại dưới đáy đại dương và được cho là nơi phát sinh sự sống.
Hoạt động núi lửa mà nhóm nghiên cứu xác định ở vùng đất này cũng có thể đưa nước có khả năng duy trì sự sống lên bề mặt sao Hỏa theo hai cách.
- Thứ nhất, một lượng nước ngầm khủng khiếp đã được giải phóng cùng hoạt động núi lửa.
- Thứ hai, nước chứa trong dung nham có thể bị ném vào khí quyển, đóng băng rồi đổ mưa xuống Trái đất, tạo thành băng.
Dù cách nào, nguồn nước đó cũng đã tạo ra các trận lũ cổ đại mà địa hình còn ghi dấu và đều có khả năng nuôi dưỡng sự sống.

Mất bao nhiêu năm để khám phá vũ trụ khi di chuyển với tốc độ ánh sáng?
Tốc độ ánh sáng tương đương 299.792.458 m/s được xem là giới hạn tốc độ tối đa được tiết lộ bởi thuyết tương đối của Einstein.

Kính viễn vọng Hubble chụp được sao cực sáng đầy lạ lùng
Kính viễn vọng không gian Hubble vừa bắt được khoảnh khắc một ngôi sao “cô đơn” với ánh sáng chói lòa với những tia sáng bất thường.

Kính viễn vọng Hubble phát hiện "quái vật vô hình" nặng bằng 20 triệu Mặt trời
Kính viễn vọng Không gian Hubble của NASA đã vô tình chụp được hố đen 'chạy trốn' với khối lượng siêu lớn đang lao nhanh trong không gian, tạo ra vệt sao dài gấp đôi dải Ngân Hà.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Trái đất nhận được tín hiệu laser từ nơi cách xa 16 triệu km
Tín hiệu mang tên "Ánh sáng đầu tiên" chỉ mất 50 giây để đi hết chặng đường gấp 40 lần khoảng cách Trái đất - Mặt trăng để đến với Đài thiên văn Palomar ở California - Mỹ.

Tháng 1 năm 2023: "Bạn của loài người tuyệt chủng" trở lại sau 50.000 năm
Trên bầu trời Trái Đất tháng 1-2023, lần đầu tiên sau 50.000 năm, một vật thể ma quái có thể được loài người nhìn thấy rõ bằng mắt thường.
