Tàu vũ trụ NASA hoàn thành 60.000 vòng bay quanh sao Hỏa

Tàu thăm dò MRO đạt dấu mốc mới trong hành trình thu thập dữ liệu về bề mặt và khí quyển của hành tinh đỏ.

Tàu thăm dò Mars Reconnaissance Orbiter (MRO) bay với tốc độ khoảng 12.240km/h, hoàn thành một vòng quanh sao Hỏa mỗi 112 phút. Nó kết thúc vòng bay thứ 60.000 hôm 15/5, theo NASA.


Tàu vũ trụ MRO hoạt động trên quỹ đạo sao Hỏa 13 năm. (Ảnh: NASA).

"MRO mang lại cho các nhà khoa học và công chúng một cái nhìn mới về sao Hỏa. Nó cũng hỗ trợ các phương tiện hoạt động trên bề mặt sao Hỏa, cho phép chúng gửi những hình ảnh và phát hiện mới về Trái Đất", Dan Johnston, quản lý dự án tại Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực thuộc NASA, cho biết.

MRO được phóng lên vũ trụ tháng 8/2005 và tiến vào quỹ đạo sao Hỏa tháng 3/2006. Con tàu bắt đầu thực hiện nhiệm vụ khoa học vào tháng 11/2006, chụp ảnh chi tiết bề mặt hành tinh đỏ và theo dõi các dạng thời tiết. Dữ liệu mà nó thu thập có thể giúp các chuyên gia chuẩn bị cho chuyến bay có người lái đến sao Hỏa trong tương lai và xác định điểm hạ cánh tiềm năng.

Tàu thăm dò này cũng là công cụ chuyển tiếp tín hiệu chính cho Curiosity, xe thám hiểm NASA đang hoạt động trên bề mặt sao Hỏa. Curiosity liên lạc với MRO, sau đó MRO gửi dữ liệu về Trái Đất. Cuối tháng này, con tàu sẽ đạt được dấu mốc mới, chuyển tiếp 1 terabyte (TB) dữ liệu.

Từ vị trí thuận lợi trên cao, MRO có thể quan sát nhiều vùng rộng lớn của sao Hỏa, mang lại cái nhìn bao quát hơn về sự thay đổi mùa, sự di chuyển của các đụn cát và quá trình thiên thạch va chạm làm thay đổi cảnh quan nơi đây. Với các dụng cụ đặc biệt, con tàu cũng nghiên cứu khí quyển và theo dõi những cơn bão bụi khổng lồ trên hành tinh đỏ.

Ngoài MRO, một số phương tiện khác cũng đang bay quanh sao Hỏa và gửi về dữ liệu khoa học quý giá mỗi ngày. Odyssey là tàu thăm dò hoạt động lâu nhất trong số đó. Nó được phóng lên không gian năm 2001, hiện là công cụ chuyển tiếp dữ liệu chính cho tàu đổ bộ InSighttàu thăm dò MAVEN.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 17/05/2025
Tổng quan về sao Thiên Vương

Tổng quan về sao Thiên Vương

Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Đăng ngày: 15/05/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Đăng ngày: 07/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Đăng ngày: 04/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News