Tê giác chết đuối trong lần đầu 'hẹn hò'

Cuộc gặp mặt đầu tiên với tê giác đực mới chuyển tới vườn thú trở thành thảm họa khi tê giác cái rơi xuống hồ nước trong lúc chạy trốn và chết đuối.

Tê giác chết đuối trong lần đầu 'hẹn hò'
Tê giác Limpopo ở vườn thú Wildlands hôm 13/9. Ảnh: Vườn thú Wildlands

Hôm 16/9, tê giác cái Elena hoảng sợ bởi sự xuất hiện của con tê giác trắng tên Limpopo ở vườn thú Wildlands tại thành phố miền đông Emmen, gần biên giới Đức. Sau một hồi rượt đuổi, con tê giác cái kiệt sức trượt chân rơi xuống hồ nước khi nhân viên vườn thú tìm cách lùa tê giác đực ra chỗ khác. Họ không kịp cứu Elena và nó không may chết đuối.

Tê giác Limpopo 19 tuổi chuyển tới vườn thú Wildlands hồi đầu tháng 9 từ một vườn thú khác ở Hà Lan, nơi nó trở thành cha của 3 con non trong chương trình nhân giống ở châu Âu. Con tê giác đực và hai chị em tê giác cái ở vườn thú Wildlands là Elena và Zahra làm quen bằng cách đánh hơi và quan sát nhau từ các chuồng riêng biệt. Theo kế hoạch, trước khi khách tham quan đến vào sáng hôm 16/9, Limpopo được thả vào khu vực những con tê giác cái gặm cỏ.

"Từ lúc đó, Limpopo trở nên hiếu động. Cả hai con tê giác cái đều hoảng hốt trước sự hiện diện của con đực và bỏ chạy. Kết quả là Limpopo đuổi theo. Nó dường như đặc biệt tập trung vào Elena bởi Elena ở gần nó hơn", vườn thú cho biết.

Hai con tê giác có vẻ thấm mệt sau 15 phút. Elena rơi xuống hồ nước nông, nằm nghiêng về một bên và không thể đứng dậy. Nhân viên vườn thú không kịp cứu nó khỏi chết đuối. Bác sĩ thú y Job Stumpel bày tỏ thương tiếc đối với sự ra đi của Elena.

"Chúng tôi muốn nhảy ngay xuống đó và nâng đầu nó khỏi mặt nước nhưng không thể. Không chỉ rất nguy hiểm, tê giác còn nặng gần 2.000 kg. Chúng tôi dùng xẻng đuổi con tê giác đực đi để đến gần con cái nhưng đã quá muộn", Stumpel kể lại.

Theo vườn thú, việc giới thiệu con đực thường cần sự can thiệp nhưng chưa bao giờ gây tử vong trước đây. Limpopo bị chuyển khỏi vườn thú ở Đức cách đây 6 năm vì đối xử thô lỗ với tê giác cái. Tại vườn thú safari Beekse Bergen gần Tilburg ở miền nam Hà Lan, nó là đối tượng nhân giống tốt, sống cùng với đàn 6 con cái.

Tê giác trắng phương nam nằm trong danh mục "sắp bị đe dọa" của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế với 10.080 cá thể còn tồn tại. Tê giác bị săn giết để lấy sừng làm thuốc. Nhưng nhân giống loài vật này rất khó. Tê giác cái chỉ đẻ một con non sau 3 - 4 năm và thời gian mang thai lên tới 16 tháng.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Bằng thân pháp cực kỳ linh hoạt, sóc nhỏ biến màn đi săn của rắn hổ mang thành một

Bằng thân pháp cực kỳ linh hoạt, sóc nhỏ biến màn đi săn của rắn hổ mang thành một "trò lố"

Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng mà người mẹ dành cho con trong suốt cuộc đời, nhất là trong trường hợp sinh tử, bản năng người mẹ sẽ trỗi dậy, bất chấp mọi thứ để bảo vệ con của mình.

Đăng ngày: 18/09/2021
Câu chuyện nghẹt thở đằng sau bức ảnh bầy báo gêpa bơi trong nước lũ, liệu chúng có thành công?

Câu chuyện nghẹt thở đằng sau bức ảnh bầy báo gêpa bơi trong nước lũ, liệu chúng có thành công?

Bức ảnh là một trong những bài dự thi được đánh giá cao trong cuộc thi Nhiếp ảnh gia Động vật Hoang dã năm 2021.

Đăng ngày: 17/09/2021
Đàn cá sấu gọi tranh nhau gọi bạn tình, náo loạn cả công viên Australia

Đàn cá sấu gọi tranh nhau gọi bạn tình, náo loạn cả công viên Australia

Tiếng những con cá sấu ve vãn gọi bạn tình làm náo động Công viên Động vật bò sát Australia ở Somersby, New South Wales.

Đăng ngày: 16/09/2021
Hàng nghìn con chim chết bí ẩn, xác nằm la liệt trong nghĩa trang

Hàng nghìn con chim chết bí ẩn, xác nằm la liệt trong nghĩa trang

Xác hàng nghìn con chim nằm la liệt trong một nghĩa trang ở Bali, Indonesia sau trận mưa lớn hôm 9/9 tạo nên cảnh tượng đáng sợ.

Đăng ngày: 16/09/2021
Không phải tìm đâu xa, chim cánh cụt có lẽ chính là sinh vật hành tinh khác đến Trái dất?

Không phải tìm đâu xa, chim cánh cụt có lẽ chính là sinh vật hành tinh khác đến Trái dất?

Trong khi chúng ta cứ ngước lên vũ trụ để tìm dấu hiệu của sinh vật hành tinh khác, thì hóa ra, có thể chim cánh cụt chính là đối tượng mà chúng ta muốn tìm.

Đăng ngày: 16/09/2021
Choáng váng với hàm răng kỳ dị của loài hải cẩu ăn cua

Choáng váng với hàm răng kỳ dị của loài hải cẩu ăn cua

Hải cẩu ăn cua (crabeater seals) là loài vật phân bố xung quanh Nam Cực với kích thước dài hơn 2m.

Đăng ngày: 15/09/2021
Những sự thật lạ lùng về các loài động vật mà bạn không hề hay biết!

Những sự thật lạ lùng về các loài động vật mà bạn không hề hay biết!

Trong suốt nhiều thập kỷ nghiên cứu của mình, các nhà nghiên cứu đã thành công rực rỡ trong việc nghiên cứu sự tiến hóa.

Đăng ngày: 15/09/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News