Tê giác trắng phương bắc đực cuối cùng qua đời và thông điệp gửi đến Trung Quốc

Các nhân chứng châu Phi nói nạn buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp đã gây ra thảm họa trên diện rộng, sau khi Trung Quốc nới lỏng các lệnh cấm.

Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), James Mwenda, nhân viên khu bảo tồn ở Kenya, đến Hong Kong hồi tuần này để gửi thông điệp về cái chết của một người bạn.

Ngày 19/3, tê giác sừng trắng phương bắc đực cuối cùng đã trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 45, sau một thời gian dài bệnh nặng ở trung tâm bảo tồn thuộc Kenya.

Tê giác trắng phương bắc đực cuối cùng qua đời và thông điệp gửi đến Trung Quốc
James Mwenda đứng bên cạnh một trong hai con tê giác sừng trắng phương bắc cái cuối cùng.

Những gì còn lại của loài tê giác này là hai con tê giác cái. “Cái chết của tê giác đực chính là thông điệp của tôi”, Mwenda nói. “Tôi nói lên điều mà tê giác không thể nói”.

Tháng trước, Trung Quốc nới lỏng lệnh cấm buôn bán sừng tê giác và xương hổ sau 25 năm. Hoạt động buôn bán bị giới hạn phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, buôn bán di sản văn hóa và “liên quan đến tác dụng chữa bệnh”.

Nhu cầu sừng tê giác và xương hổ rất lớn ở Trung Quốc vì niềm tin rằng nó có thể chữa được bệnh, dù không có bằng chứng khoa học nào chứng minh điều này.

Sừng tê giác được làm từ keratin, một chất tương tự như trong tóc và móng tay người. Các nhà hoạt động nói việc Trung Quốc nới lỏng lệnh cấm sẽ dẫn đến “hệ quả khủng khiếp”.

Mwenda cũng đồng tình: “Quyết định này đe dọa đến động vật hoang dã của chúng tôi… Thật buồn khi phải chứng kiến mặt tối của con người, đó là lòng tham”.

Mwenda có mặt tại Hong Kong từ ngày 12-17/11 để tham gia sự kiện nhấn mạnh hoạt động buôn bán động vật hoang dã có ảnh hưởng tiêu cực như thế nào ở châu Phi.

Tê giác trắng phương bắc đực cuối cùng qua đời và thông điệp gửi đến Trung Quốc
Số lượng ngà voi hải quan Hong Kong thu giữ.

Hong Kong được coi là thị trường ngà voi lớn nhất thế giới, dẫn đến việc 30.000 con voi châu Phi bị sát hại mỗi năm. Hiện chỉ còn khoảng 350.000 voi châu Phi, so với mức 490.000 cách đây một thập kỷ.

Hoạt động săn bắn là nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm mạnh này.

Gabon, một quốc gia ở Trung Phi là nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên khổng lồ, với những cánh rừng bạt ngàn và 800km bờ biển, là nơi sinh sống của cá voi và cá heo.

Gabon hiện chiếm tới 60% lượng voi sống trong rừng trên toàn thế giới. Trong giai đoạn những năm 1980, Gabon có 65.000 con voi rừng. Nhưng giờ đây, quốc gia này đã mất một phần ba, trong khi cả châu Phi mất tới 75% trong 15 năm.

Ngà voi bên cạnh sừng tê giác và xương hổ là thứ mà những kẻ săn trộm không ngừng tìm kiếm.

Với tê giác, một kg sừng có giá tới 60.000 USD còn con số này là 2.000 USD/kg với ngà voi. Đây là những thứ giá trị nhất mà những kẻ săn trộm bất chấp luật pháp để kiếm lời, theo SCMP.

Mwenda hi vọng mọi người sẽ nhận ra mối đe dọa với các loài động vật hoang dã ở châu Phi và có hành động đảo ngược viễn cảnh tồi tệ.

“Nếu chúng ta không nỗ lực bảo vệ môi trường hoang dã, bây giờ và trong tương lai, thế hệ mai sau sẽ không có gì”, Mwenda cảnh báo.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cận cảnh loài chuột bẩn đảm bảo ai cũng thích

Cận cảnh loài chuột bẩn đảm bảo ai cũng thích

Đã bao giờ bạn tưởng tượng được loài chuột có phần hôi hám kia lại có thể tỏa mùi hương và được sử dụng để… chế tạo nước hoa? Trên thực tế, có một loài chuột như vậy mang tên chuột xạ hương.

Đăng ngày: 12/11/2018
Đố bạn biết tai của con bướm nằm ở đâu?

Đố bạn biết tai của con bướm nằm ở đâu?

Bạn đã bao giờ tâm sự với 1 con bướm chưa? Có thể chúng sẽ không hiểu gì vì rào cản ngôn ngữ. Nhưng theo một nghiên cứu gần đây, ít nhất chúng có thể nghe thấy bạn nói, hơn nữa là nghe bằng đôi cánh của chúng.

Đăng ngày: 11/11/2018
Cá sấu hung tàn và trăn điên cuồng hợp lực truy sát chuột

Cá sấu hung tàn và trăn điên cuồng hợp lực truy sát chuột "khổng lồ"

Đoạn video ghi lại hình ảnh con chuột lang tìm cách chạy trốn 2 kẻ thù đó là cá sấu và trăn. Đáng tiếc, cả hai kẻ đi săn đều quá lợi hại...

Đăng ngày: 11/11/2018
Bắt được gấu mèo bạch tạng cực kỳ quí hiếm

Bắt được gấu mèo bạch tạng cực kỳ quí hiếm

Sự việc bắt đầu khi một gia đình Tennessee (Mỹ) gọi điện cho một công ty quản lý động vật hoang dã vì nghi ngờ một loài vật gì đó đã đột nhập vào trại nuôi chim của mình.

Đăng ngày: 09/11/2018
Có nhiều hơn một cá thể rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô

Có nhiều hơn một cá thể rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô

Chương trình Bảo tồn rùa Châu Á (ATP) cho biết, với những quan sát và ghi nhận được thời gian gần đây, nhiều khả năng có hơn một cá thể rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô.

Đăng ngày: 08/11/2018
Sự thật lạ kỳ giống cá chép ma có ở Việt Nam

Sự thật lạ kỳ giống cá chép ma có ở Việt Nam

Trong tự nhiên, cá thể cá này từng được tìm thấy ở Vân Long (Gia Viễn, Ninh Bình), loài cá này thường sống trong hang nước sâu quanh năm, mùa đông mới bơi ra và chỉ gặp ở ven đầm Cút.

Đăng ngày: 08/11/2018
Sự thật về con nhện mọc sừng dễ thương nhất quả đất!

Sự thật về con nhện mọc sừng dễ thương nhất quả đất!

Thế giới tự nhiên quả thực là có mọi thứ. Từ những cuộc chiến sinh tồn khốc liệt nhất, những vẻ đẹp đầy ma mị, cho đến những sinh vật... kỳ cục đến mức chẳng ai nghĩ rằng chúng tồn tại trên đời.

Đăng ngày: 07/11/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News