Tê giác trắng phương Nam đầu tiên chào đời nhờ thụ tinh ống nghiệm

Sự thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo mở ra hy vọng hồi sinh một phân loài tê giác trắng tuyệt chủng trong tự nhiên.

Tê giác trắng phương Nam đầu tiên được thụ thai thông qua phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm hôm 28/7 đã chào đời khỏe mạnh tại sở thú San Diego, Mỹ. Đây là cột mốc quan trọng trong nỗ lực hồi sinh họ hàng gần nhất của loài là tê giác trắng phương Bắc khỏi bờ vực tuyệt chủng.

Tê giác trắng phương Nam đầu tiên chào đời nhờ thụ tinh ống nghiệm
Tê giác con chào đời nhờ thụ tinh nhân tạo ở sở thú Mỹ. (Ảnh: AFP).

Con non được sinh ra bởi một con tê giác cái 7 năm tuổi sau 493 ngày mang thai. Tê giác mẹ tên Victoria được thụ tinh thành công với tinh dịch đông lạnh của một con tê giác đực phương Nam khác tên Maoto vào tháng 3 năm ngoái.

"Chúng tôi rất vui vì mọi thứ diễn ra suôn sẻ. Victoria luôn chăm sóc và cho con bú thường xuyên. Con non của nó đã có thể đứng dậy và đi lại", Barbara Durrant từ sở thú San Diego cho biết.

Hiện chỉ còn hai cá thể tê giác trắng phương Bắc còn tồn tại trên Trái Đất. Cả hai đều là con cái và không còn khả năng mang thai do những vấn đề về sức khỏe. Con đực cuối cùng đã qua đời vào năm ngoái tại khu bảo tồn Ol Pejeta ở Kenya, nhưng trước đó, các nhà khoa học kịp thu thập một lượng tinh dịch đáng kể để bảo quản.

Với khoảng 18.000 cá thể tê giác trắng phương Nam trong tự nhiên, các nhà khoa học hy vọng chúng có thể "mang thai hộ" cho tê giác trắng phương Bắc. Còn nhiều thách thức ở phía trước nhưng các nhà nghiên cứu vẫn lạc quan về khả năng một con tê giác trắng phương Bắc có thể được sinh ra bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo trong vòng 10 - 20 năm nữa.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Gọi là

Gọi là "não cá vàng", nhưng thực sự thì loài cá này nhớ được đến đâu?

Cá vàng là một loài sinh vật bé nhỏ, nhưng liệu chúng có thể lưu giữ một lượng lớn ký ức bên trong não bộ của mình?

Đăng ngày: 31/07/2019
Cặp trăn khủng

Cặp trăn khủng "mây mưa" dữ dội, làm sập trần nhà

Hai con trăn lớn trong lúc "mây mưa" cao trào đã làm sập trần nhà của một cặp vợ chồng ở Cairns, Australia. Chuyên gia bắt rắn cảnh báo, chuyện này không hiếm.

Đăng ngày: 30/07/2019
Loài cá nhỏ nhưng

Loài cá nhỏ nhưng "dị" đến cá ăn thịt người cũng kiêng dè

Cá lau kính có năng lực thích ứng cực mạnh, dù ở bất cứ hoàn cảnh tồi tệ nào cũng có thể sinh sống. Thậm chí, rời khỏi nước hàng chục phút, cá lau kính cũng không chết.

Đăng ngày: 30/07/2019
Những thiệt hại do chuột gây ra nặng tới nỗi có thể nhìn thấy từ ngoài vũ trụ

Những thiệt hại do chuột gây ra nặng tới nỗi có thể nhìn thấy từ ngoài vũ trụ

Vậy những người nông dân ở đây đã biện pháp gì để đẩy lùi được cơn dịch bệnh này ?

Đăng ngày: 29/07/2019
Hơn 200 tuần lộc Na Uy chết đói gây sốc

Hơn 200 tuần lộc Na Uy chết đói gây sốc

Thông tin từ Đài truyền hình NRK (Na Uy) đã khiến mọi người không thể không bị sốc: hơn 200 con tuần lộc chết vì đói tại quần đảo Svalbard ở vùng Bắc Cực thuộc lãnh thổ nước này mà nguyên nhân là biến đổi khí hậu.

Đăng ngày: 29/07/2019
Nhà động vật học: Phim “The Lion King” mô tả hoàn toàn sai lầm vai trò sư tử đực trong thực tế

Nhà động vật học: Phim “The Lion King” mô tả hoàn toàn sai lầm vai trò sư tử đực trong thực tế

Bản remake của Disney không phải là một bộ phim tài liệu về tự nhiên. Lẽ ra bộ phim này nên được đặt là “The Lion Queen”, bởi trong đàn sư tử, con cái mới giữ vai trò thống trị.

Đăng ngày: 26/07/2019
Lũ mèo thực sự đang ngày càng béo hơn và khoa học bảo rằng mọi thứ đều có lý do

Lũ mèo thực sự đang ngày càng béo hơn và khoa học bảo rằng mọi thứ đều có lý do

Quả thực giờ đây, việc một boss mèo sở hữu cân nặng trên 5kg không còn quá đặc biệt nữa.

Đăng ngày: 25/07/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News