Tên lửa của Elon Musk đang gây ô nhiễm ra sao?

Falcon Heavy mang trên mình chiếc xe yêu quý của tỷ phú Elon Musk đã được phóng thành công. Tuy nhiên kết cục của nó đang vẫn là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

SpaceX đã phóng thành công tàu vũ trụ mạnh nhất trong lịch sử ngành-Falcon Heavy. Cột mốc đánh dấu bước phát triển mới của việc chinh phục không gian. Điểm đặc biệt nhất là nó có thể mang trên mình khối lượng hàng hoá tương đương một chiếc xe buýt hai tầng ra khỏi Trái Đất.

Falcon Heavy trang bị ba tên lửa có khả năng tái sử dụng và phóng một tàu vũ trụ vào không gian. Thế nhưng nó cũng có mặt trái.

Cuộc cách mạng không gian đang đến gần

Ở phương diện tích cực, Falcon Heavy có khả năng đưa 68 tấn thiết bị lên quỹ đạo gần Trái đất. Các đối thủ cạnh tranh gần đây nhất là Delta IV Heavy có trọng tải tương đương 29 tấn. Vì vậy, Falcon Heavy đại diện cho một bước tiến lớn trong việc cung cấp vệ tinh lớn hơn hoặc các nhiệm vụ có người lái ra để khám phá hệ mặt trời.

Với mục đích thám hiểm và đưa con người lên mặt Trăng hay sao Hoả thì đây là một điều đáng hoan nghênh và cần thiết.

Tên lửa của Elon Musk đang gây ô nhiễm ra sao?
Elon Musk vẫn chưa đưa ra hướng giải quyết chiếc Tesla Roadster của mình.

Elon Musk đã lựa chọn chiếc xe Tesla Roadster của mình để thực hiện vụ thử. Trên chiếc xe là hình nộm Starman ngồi trên ghế và nhiều máy quay xung quanh.

Ưu điểm thứ hai là Falcon Heavy có thể tái sử dụng tên lửa của mình. Điều này khắc phục tình trạng những tên lửa trước đây lơ lửng trong không trung hay rơi rớt ở đâu đó trên biển.

Ngoài ra việc tái sử dụng còn cắt giảm được chi phí giúp các nhà khoa học có thể thử nghiệm nhiều lần phóng hơn. Cụ thể Falcon Heavy chỉ tiêu tốn 1.300 USD/kg trọng tải, trong khi tàu con thoi mất 60.000 USD/kg.

Tác động môi trường

Với 95% trọng lượng tên lửa là nhiêu liệu, vấn đề tiết kiệm kim loại để chế tạo tên lửa không còn quan trọng. Lo ngại ở đây nằm ở khí thải. Nhiên liệu hiện tại của Falcon Heavy là RP-1 (dầu hỏa tinh chế) và oxy lỏng, tạo ra nhiều lượng khí carbon dioxide (CO2) khi cháy.

Lượng nhiên liệu chứa trong ba tên lửa Falcon Heavy là 440 tấn trong đó có 34% là carbon. Nếu kế hoạch phóng thử nghiệm hai lần mỗi tuần của SpaceX thành công, Trái Đất sẽ mất 4.000 tấn carbon mỗi năm. Đây nhanh chóng sẽ trở thành một vấn đề môi trường lớn cần được quan tâm.

Nguy hiểm không gian

Đưa một chiếc xe hơi lơ lửng trong không gian thật sự là một vấn đề lớn. Elon Musk dự định sẽ hướng nó đến sao Hoả. Nhưng kết cục của chiếc xe vẫn chưa được vị CEO này đề cập. Việc xử lý hậu quả là điều cần suy nghĩ trong ngành không gian hiện đại.

Trong trường hợp chiếc xe va chạm vào các vệ tinh hoặc mặt Trăng chắc chắn sẽ xảy ra một vụ nổ. Ngoài ra nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quỹ đạo của những vật đang bay trong không gian. Bất cứ bộ phận nào của chiếc xe cũng có thể gây ô nhiễm một hành tinh nào đó.

Các vật chất, mảnh vỡ không gian đang trở thành một trong những vấn đề lớn mà nhân loại đang phải đối mặt. Đã có hơn 150 triệu vật chất trong không gian mà các nhà khoa họ đang phải theo dõi quỹ đạo để tranh chúng va vào các vệ tinh hay tàu vũ trụ.

Tên lửa của Elon Musk đang gây ô nhiễm ra sao?
Dự án quảng cáo của start-up người Nhật cũng khiến nhiều người lo ngại vấn đề ô nhiễm không gian.

Cách đây vài tháng, một start-up người Nhật đã kêu gọi 90 triệu USD cho dự án quảng cáo không gian. Ngay lập tức nó nhận được làn sóng phản đối của giới khoa học về tình trạng rác vũ trụ.

Theo Joanne Irene Gabrynowicz, giáo sư về luật không gian tại Đại học Mississippi, tổng biên tập tạp chí Space Law, những rác thải không gian có thể làm tăng ô nhiễm ánh sáng cho bầu trời đêm, gây cản trở các quan sát thiên văn về không gian, can thiệp vào vệ tinh dẫn đường sử dụng bộ theo dõi sao và cảm biến ánh nắng để hiệu chỉnh các phép đo của chúng.

Theo FAA, định nghĩa các vật chất quấy nhiễu không gian là bất cứ điều gì "có khả năng được nhận ra bởi con người trên bề mặt trái đất mà không cần sự trợ giúp của kính viễn vọng hoặc các thiết bị công nghệ khác".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, 2018 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời, trong đó đặc biệt nhất là hai lần nguyệt thực toàn phần.

Đăng ngày: 02/08/2018
Những vụ nổ năng lượng phát ra từ sâu trong không gian có nguồn gốc kỳ lạ

Những vụ nổ năng lượng phát ra từ sâu trong không gian có nguồn gốc kỳ lạ

Các vụ nổ sóng vô tuyến nhanh (fast radio burst hay FRB) là một trong những hiện tượng bí ẩn và hấp dẫn nhất với năng lượng đến từ sâu trong vũ trụ.

Đăng ngày: 18/02/2018

"Cựu nhân viên CIA trở về từ năm 2118" cảnh báo mối đe dọa nhân loại

Theo Daily Star, nhiều người từng tự nhận rằng mình nhìn thấy tương lai, và rằng du hành thời gian là có thật.

Đăng ngày: 16/02/2018
Những vật thể đặc biệt từng được đưa lên không gian

Những vật thể đặc biệt từng được đưa lên không gian

Xe điện, bóng golf hay bánh nướng là ba trong số những vật thể độc đáo con người từng đưa lên vũ trụ.

Đăng ngày: 16/02/2018
SpaceX phóng vệ tinh phát Internet, thử nghiệm dự án phát Internet toàn cầu

SpaceX phóng vệ tinh phát Internet, thử nghiệm dự án phát Internet toàn cầu

Elon Musk có một dự án nhằm cung cấp Internet cho mọi người trên toàn cầu, và ông đang thực hiện những bước đầu để thực hiện nó: dự kiến vào thứ Bảy tới, ngày 17/2.

Đăng ngày: 15/02/2018
Phát hiện mảnh vỡ của vật thể nghi là UFO năm 1957

Phát hiện mảnh vỡ của vật thể nghi là UFO năm 1957

Nhà nghiên cứu David Clarke tại Đại học Sheffield Hallam tìm thấy những mảnh vỡ từ một vật thể nghi là UFO cỡ nhỏ năm 1957 trong kho lưu trữ của Bảo tàng Khoa học ở London, Anh.

Đăng ngày: 15/02/2018
Công bố chuyện bất ngờ về virus không gian

Công bố chuyện bất ngờ về virus không gian

Các nhà nghiên cứu muốn thuyết phục các nhà nghiên cứu sinh học vũ trụ dành nhiều thời gian tìm kiếm chuyên sâu cơ chế phân tử virus kỳ lạ này.

Đăng ngày: 13/02/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News