Tết trong cung triều Nguyễn có gì đặc biệt?

Tết trong cung vua, phủ chúa bao giờ cũng gây tò mò với nhiều người. Ngoại trừ những người từng được kề cận, ai cũng muốn biết lễ tết trong hoàng cung diễn ra thế nào?

Nhà Nguyễn - chế độ phong kiến cuối cùng ở Việt Nam - đã cáo chung hơn nửa thế kỷ. Tuy nhiên, nhiều dấu ấn triều đại này tạo ra vẫn tồn tại, trong đó có không ít di tích được công nhận là di sản văn hóa của UNESCO, bao gồm cả những phong tục, lễ lượt của nhà vua trong dịp Tết.

Lễ Ban sóc

Theo sách Lễ Tết ăn chơi trong cung Nguyễn, hàng năm, triều Nguyễn mở đầu việc đón năm mới bằng lễ Ban sóc diễn ra vào ngày mùng một tháng 12 tại lầu Ngọ Môn.

Ban sóc nghĩa là cơ quan Khâm Thiên Giám làm lịch cho năm mới xong, phân phát lịch của nhà vua cho bá quan và hoàng thân, quốc thích. Những người được ban lịch mặc lễ phục quay đầu về phía ngai vàng đặt trong điện Thái Hòa lạy 5 lạy để tạ ơn vua.

Tết trong cung triều Nguyễn có gì đặc biệt?
Nghi lễ đón tết trong cung Nguyễn. (Ảnh: Nhà nghiên cứu Võ Tòng Xuân).

Tiếp sau lễ Ban sóc là lễ Phất thức, nghĩa là quét dọn, lau chùi các ấn ngọc, ấn vàng, kim sách, ngân sách. Lễ này được tiến hành tại điện Cần Chánh - nơi tàng trữ những tráp đựng của báu quốc gia.

Sau khi lau chùi xong, người ta căn cứ biên bản của năm trước kiểm kê lại toàn bộ vật báu trước khi bỏ vào tráp khóa chặt. Sau lễ Phất thức, các cơ quan nghỉ việc chuẩn bị đón Tết.

Đến ngày 30 Tết, Khâm Thiên Giám chọn giờ lành để cho Bộ Lễ dựng cây nêu. Cây nêu của kinh thành, các địa phương, chùa chiền, gia đình cũng dựng theo. Đó là thời khắc báo hiệu toàn dân cùng đón Tết. Cây nêu báo hiệu ngày toàn dân nghỉ việc để ăn Tết.

Tết Nguyên đán diễn ra đúng ngày mùng một đầu năm. Hôm ấy, quân lính mang khí giới, cờ lọng, voi ngựa trang sức rực rỡ cùng các loại xe nhà vua thường dùng… sắp hàng trước sân điện Thái Hòa ra đến cửa Ngọ Môn.

Vua mặc đại triều, từ điện Cần Chánh ra điện Thái Hòa rồi ngự trên ngai vàng để bá quan và hoàng thân quốc thích lạy mừng. Trong lúc vua ngự, lầu Ngọ Môn rung chuông, trống đánh liên hồi, hết sức uy nghiêm.

Các bà vợ vua vẫn ở trong thành. Người trong Tam Cung và có chức sắc, Tết Nguyên đán được mặc lễ phục, đứng bên đường làm hai hàng rào danh dự từ điện Càn Thành ra điện Cần Chánh để chào vua đi qua.

Từ ngày 30 đến mùng 3 Tết, cỗ bàn được đặt cúng ở các miếu và điện Phụng Tiên, hương khói nghi ngút. Mỗi lần cúng 32 món ăn riêng như nem, chả, gà hầm, thịt quay, thịt dê… Buổi sáng cúng các vua, buổi chiều cúng công thần. Đồ cúng do cung vua nấu hoặc các địa phương dâng về kinh thành.

Lễ cày Tịch điền

Ngoài các lễ lượt trong hoàng cung, ngày Tết còn có lễ Tịch điền hết sức quan trọng, nhằm mục đích khuyến khích phát triển nông nghiệp. Ngày này, vua và hoàng thân quốc thích sẽ xuống ruộng cày mấy đường để khuyến khích dân chúng phát triển nông gia.

Vua mặc áo chẻn, bịt khăn đường cân, mang hia, một tay cầm roi, một tay cầm chiếc cày sơn vàng, do hai con bò phủ lụa vàng kéo. Theo hầu vua có quan Phủ doãn Thừa Thiên và một viên ấn quan của Bộ Hộ, người mang thúng giống, kẻ vải giống.

Sau khi cày xong, vua ngồi lên Đài quan canh để xem hoàng thân và các đại thần cày tiếp. Đây chỉ là hoạt động tương trợ. Sau khi lễ Tịch điền kết thúc, khoảnh ruộng này sẽ được giao lại cho người chuyên trách, có nghĩa vụ trồng để lấy thóc cúng đàn Nam Giao, tế các thần và các lăng, miếu.

Những lễ lượt trong Đại Nội và cày ruộng tịch điền được tổ chức trong vòng hoàng gia, chỉ một số đại thần và một số ít vị chức sắc, còn dân chúng không được tham dự.

Ban “lửa tình” cho các cung phi

Dịp Tết, không vợ và con nào được ngồi ăn cùng vua cả. Vì thế, có nhiều bà mang tiếng là vợ vua mà quanh năm không được thấy mặt chồng, dù họ chỉ ở cách nơi ở của vua có vài chục mét.

Để tạo cơ hội cho các bà phi, tần, mỹ nữ trong chín bậc được trông thấy mặt vua những ngày đón xuân, các vua Nguyễn nghĩ ra một cách gặp mặt rất độc đáo.

Theo đó, đến ngày đông chí hàng năm, tất cả lửa trong cấm thành đều phải tắt hết. Cung điện Càn Thanh nhóm một lò lửa thật lớn. Đúng vào lúc nửa đêm, các bà trong cung lục viện được phép mang lồng ấp đến điện Càn Thanh để vua ban cho ít lửa, ngụ ý ban hơi ấm cho mọi người. Chút “lửa tình” này sẽ được các bà giữ cẩn thận quanh năm.

Theo quan niệm ngày xưa, vua là “thiên tử”, nắm trong tay mọi quyền hành. Ngày Tết với các bậc thiên tử không chỉ là thời gian nghỉ việc triều chính để chơi, mà còn để kiểm kê của báu (lễ Phất thức), chuẩn bị cho công việc của năm sau, tưởng nhớ đến tổ tiên, khuyến khích dân chúng siêng năm sản xuất (lễ Tịch điền).

Nhà Nguyễn đã không còn nữa, nhưng tất cả những sinh hoạt Tết ấy vẫn được tìm thấy trong sử sách và có những ý nghĩa nhất định. Đó cũng là một phần trong di sản phi vật chất của chúng ta hôm nay.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sự tích ông Công ông Táo

Sự tích ông Công ông Táo

Theo tục lệ cổ truyền của người Việt, cứ đến 23 tháng Chạp hằng năm là mọi nhà đều làm lễ cúng ông Công ông Táo để tiễn Táo quân lên chầu trời.

Đăng ngày: 28/01/2019
Những cái chết “kinh thiên động địa” của hoàng đế Trung Quốc

Những cái chết “kinh thiên động địa” của hoàng đế Trung Quốc

Trong lịch sử cổ đại Trung Quốc từng ghi nhận những trường hợp hoàng đế có cái chết thật kỳ quái, khác người với những lý do không ai ngờ tới.

Đăng ngày: 11/03/2018
Cuộc đời và sự nghiệp của diễn viên kiêm nhà toán học Hedy Lamarr

Cuộc đời và sự nghiệp của diễn viên kiêm nhà toán học Hedy Lamarr

Hedy Lamarr là nữ diễn viên, ngôi sao điện ảnh, nhà toán học người Mỹ gốc Áo, bà cũng là nhà phát minh ra các kĩ thuật truyền thông trải phổ và nhảy tần sơ khai, thứ cần thiết cho giao tiếp không dây từ trước kỷ nguyên máy tính cho tới ngày nay còn được gọi là sóng vô tuyến.

Đăng ngày: 11/03/2018
Chuyện nàng cung nữ hiếu thảo: Sự tích Tết Nguyên Tiêu – Rằm tháng Giêng

Chuyện nàng cung nữ hiếu thảo: Sự tích Tết Nguyên Tiêu – Rằm tháng Giêng

Người xưa có câu: "Cúng cả năm không bằng rằm tháng giêng". Rằm tháng giêng cũng gọi là "Tết Nguyên Tiêu", nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới. "Nguyên" là thứ nhất, "tiêu" là đêm.

Đăng ngày: 26/02/2018
Sự tích về Thần Tài

Sự tích về Thần Tài

Tín ngưỡng thờ thần là một nét đẹp trong văn hóa truyền thống của dân tộc Việt. Ngay từ buổi đầu hình thành nhà nước sơ khai, người ta đã biết thờ phụng các vị thần tự nhiên, siêu nhiên, như: thần Đất, thần Mây, thần Mưa, than Gió, thần Sấm...

Đăng ngày: 25/02/2018
Lịch sử ra đời và phát triển của Thế vận hội

Lịch sử ra đời và phát triển của Thế vận hội

Thế vận hội có lịch sử hàng nghìn năm phát triển, được ra đời từ năm 776 trước Công nguyên và từng có thời gian dài bị hủy bỏ.

Đăng ngày: 11/02/2018
1/12/1988 - Lần đầu tiên tổ chức

1/12/1988 - Lần đầu tiên tổ chức "Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS"

Dải băng đỏ là biểu tượng toàn cầu cho tình đoàn kết với những người nhiễm HIV và những người bệnh AIDS.

Đăng ngày: 01/12/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News