Thả voọc đen Hà Tĩnh về rừng
Ngày 21/11, Trung tâm Nghiên cứu và cứu hộ động vật Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng vừa thả 2 cá thể voọc đen Hà Tĩnh về môi trường tự nhiên.
Voọc đen Hà Tĩnh (Ảnh: Terry Whittaker/Arkive)
Hai chú voọc này thuộc giống đực, 2 tuổi, đã từng được nuôi nhốt, chăm sóc Vườn quốc gia (VQG) Cúc Phương và VQG Phong Nha – Kẻ Bàng. Trước đó, cán bộ tại trung tâm này đã tiến hành gắn chip điện tử lên cớ thể 2 chú voọc này để theo dõi việc sinh hoạt, hòa nhập cũng như tìm kiếm thức ăn ở môi trường tự nhiên. Trung tâm cũng sẽ tiếp tục thu thập các dữ liệu về loài voọc này.
Được biết, voọc đen Hà Tĩnh (tên quốc tế là Trachypithecus hatinhensis) là loài quý hiếm, cần đặc biệt bảo vệ trong Sách Đỏ thế giới của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế. Loài này được tìm thấy đầu tiên ở khu vực rừng núi đá vôi Tây Quảng Bình. Tuy có tên là voọc đen Hà Tĩnh nhưng loài này lại không phân bố ở tỉnh Hà Tĩnh. Trong một cuộc khảo sát khác ở vùng núi tỉnh Quảng Trị, một quần thể voọc đen Hà Tĩnh cũng đã được phát hiện.
Loài voọc sống theo từng đàn từ 2 - 15 cá thể nhưng cũng có khi đến 30 cá thể. Chúng được đồng bào người dân tộc thiểu số Vân Kiều (ở Quảng Bình và Quảng Trị) gọi là “con cung” - nghĩa là loài “khỉ đen đuôi dài sống trong hang đá”.

Những hình ảnh chân thực nhất về "quái vật sông Amazon"
Không có đôi nanh nhọn hoắt cũng như nọc độc chết người, nhưng trăn Anaconda vẫn là một cái tên khiến tất cả phải rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến.

44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết
Khỉ được xem như một trong những “họ hàng” gần nhất của loài người, và hầu hết chúng ta đều tin rằng mình biết rõ về người “họ hàng” này. Tuy nhiên, những thông tin sau đây có thể làm bạn bất ngờ về loài động vật thông minh, hoạt bát này.

10 loài săn mồi nguy hiểm nhất
Kĩ năng săn mồi, những bộ hàm, móng vuốt sắc nhọn và nọc độc chết người “trời phú” đã biến các động vật này thành những kẻ săn mồi đẳng cấp.

Rắn độc bị mất đầu vẫn tự cắn chính mình
Thông thường, một con rắn bị chặt đầu thì các chức năng trên cơ thể nó cơ bản đã ngừng hoạt động nhưng nó vẫn còn một số phản xạ. Điều đó có nghĩa rằng rắn vẫn có khả năng cắn và tiêm nọc độc ngay khi đầu nó đứt lìa khỏi thân.

Vẻ đẹp của các loài rắn Việt Nam
Ở Việt Nam chỉ khoảng 30 loài có nọc độc chết người sống trên đất liền và 22 loài rắn biển.

Những sự thật bất ngờ về loài gấu Koala
Gấu Koala, hay gấu túi (tên khoa học: Phascolarctos cinereus) là một loài thú có túi ăn thực vật sống tại Úc và là loài vật duy nhất hiện còn sống trong họ Phascolarctidae.
