Thác cầu vồng tuôn chảy bên vách đá ở độ cao hơn 400 mét

Những sắc màu cầu vồng hội tụ trên mặt thác Yosemite cao 440 mét, tạo nên một kỳ quan thiên nhiên vô cùng hiếm gặp.

Thác cầu vồng tuôn chảy bên vách đá ở độ cao hơn 400 mét
Thác Yosemite có màu cầu vồng rực rỡ. (Ảnh: Greg Harlow).

Những tia sáng đầu tiên từ Mặt Trời được nước phun từ thác Yosemite ở California, Mỹ, phản chiếu, khiến toàn bộ thác nước biến thành cầu vồng chảy dọc. Nhiếp ảnh gia Greg Harlow chứng kiến và ghi lại cảnh tượng khi đang chờ Mặt Trời mọc trên dãy Sierra Nevada ở đỉnh Glacier Point trong công viên quốc gia Yosemite, Story Trender hôm 6/2 đưa tin.

"Đầu tiên, thác nước ánh lên màu đỏ, sau đó biến đổi theo quang phổ thành cầu vồng đủ sắc. Chỉ có hai người trong nhóm chúng tôi có cơ hội chứng kiến cảnh tượng đẹp mắt này", Harlow cho biết.

"Đó là hiện tượng thực sự hiếm gặp do cần quy tụ một loạt điều kiện đặc biệt, nhưng yếu tố đóng vai trò chính ở đây là những cơn gió to ít khi xuất hiện ở thung lũng Yosemite. Yếu tố này cho phép toàn bộ quang phổ bao phủ thác nước cao hơn 440 mét. Cảnh tượng chỉ có thể dùng từ kỳ diệu để diễn tả", Harlow nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 25/03/2018
Tuyết rơi dày nhất thế kỷ, Moscow chìm trong mùa đông trắng xóa

Tuyết rơi dày nhất thế kỷ, Moscow chìm trong mùa đông trắng xóa

Thủ đô Moscow của Nga vừa trải qua ngày tuyết rơi dày nhất trong hơn một thế kỷ với những con đường chìm trong màu trắng và xe cộ chật vật vì tầm nhìn thấp.

Đăng ngày: 07/02/2018
Tuyết nhuốm màu đỏ như máu bao phủ sa mạc Sahara

Tuyết nhuốm màu đỏ như máu bao phủ sa mạc Sahara

Thị trấn được mệnh danh "Cửa ngõ vào sa mạc" không có tuyết rơi suốt gần 40 năm cho đến khi tuyết xuất hiện trở lại vào năm 2017. Các nhiếp ảnh gia đổ xô đến đây chụp ảnh người dân địa phương khám phá cảnh tượng khác thường, một số người thậm chí còn trượt tuyết trên những đụn cát.

Đăng ngày: 07/02/2018
Biện pháp bảo vệ cơ thể trước ô nhiễm không khí

Biện pháp bảo vệ cơ thể trước ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí là mối đe dọa chung đối với cộng đồng, diễn ra không chỉ ở các thành phố có nhiều khói bụi như Bắc Kinh (Trung Quốc), Mumbai (Ấn Độ) và Los Angeles (Mỹ), theo Huffington Post.

Đăng ngày: 07/02/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News