Thách thức giả thuyết thiên thạch khiến khủng long tuyệt chủng

Trong một bài báo công bố trên tờ Journal of the Geological Society ngày 27 tháng 4, 2009, giả thuyết từ lâu đã được chấp nhận rằng miệng núi lửa Chicxulub nắm giữ đầu mối về sự biến mất của loài khủng long, cùng với khoảng 65% các loài khác từ cách đây 65 triệu năm đã bị đặt một dấu nghi vấn.

Miệng núi lửa này được phát hiện vào năm 1978 tại miền bắc Yucutan, có đường kính vào khoảng 180 kilomet (112 dặm), nó chính là dấu tích của một vụ va chạm thiên thạch kinh hoàng.

Khi người ta phát hiện các khối cầu nhỏ từ vụ va chạm thuộc thời điểm giao tranh giữa kỷ Phấn Trắng và kỷ Thứ ba, người ta đã nhanh chóng nhận diện chúng như là những khẩu súng vẫn còn đang bốc khói đã gây ra thảm họa tuyệt chủng kinh hoàng xảy ra cách đây 65 triệu năm trước.

Đây là một sự kiện chứng kiến sự tuyệt chủng của loài khủng long cùng với vô số các loài động thực vật khác. Tuy nhiên rất nhiều các nhà khoa học vẫn chưa hoàn toàn đồng ý với quan điểm này.

Nghiên cứu mới nhất do Gerta Keller thuộc Đại học Princeton tại New Jersey và Thierry Adatte thuộc Đại học Lausanne, Thụy Sỹ thực hiện đã sử dụng các bằng chứng thu thập được ở Mexico để lập luận rằng vụ va chạm Chicxulub xảy ra trước thời khắc chuyển giao giữa kỷ Phấn Trắng và kỷ Thứ ba tới những 300.000 năm.

H. Richard Lane – giám đốc chương trình Quỹ khoa học quốc gia – Ban khoa học Trái đất – cho biết: “Keller cùng các cộng sự tiếp tục thu thập các thông tin địa tầng chi tiết nhằm chứng minh cho quan điểm mới của họ về vụ va chạm Chicxulub này cũng như thảm họa tuyệt chủng quy mô lớn xảy ra vào cuối kỷ Phấn Trắng. Hai sự kiện nói trên mặc dù có thể không liên quan với nhau”. 

Thách thức giả thuyết thiên thạch khiến khủng long tuyệt chủng

Ảnh minh họa miệng núi lửa Chicxulub vào thời điểm xảy ra vụ va chạm thiên thạch. (Ảnh: NASA)



Theo Keller, từ El Penon đến các địa điểm khác tại Mexico, “chúng tôi biết rằng để có được 4 đến 9 mét trấm tích thì cần có 2 đến 3 centimet được bồi đắp cứ mỗi chu kỳ một ngàn năm sau vụ va chạm. Mức độ khốc liệt của tai họa tuyệt chủng có thể được tiết lộ qua chính lớp trầm tích của khoảng thời gian xen giữa này”.

Những người ủng hộ giả thuyết về thảm họa Chicxulub tranh luận rằng miệng núi lửa nơi xảy ra sự kiện và sự tuyệt chủng hàng loạt dường như xảy ra quá xa theo thông tin phân tích trầm tích bởi sự tác động của động đất hay sóng thần gây ra do tác động của thiên thạch khi rơi xuống trái đất.

Keller cho biết:Vấn đề đối với những ý kiến về sóng thần là sa thạch không được bồi đắp hàng giờ hay hàng ngày bởi sóng thần. Sự lắng đọng xảy ra suốt một quá trình dài”.

Nghiên cứu phát hiện thấy trầm tích phân cách hai sự kiện mang đặc điểm của một quá trình hình thành trầm tích bình thường với những cái hang do các sinh vật sống dưới đáy biển tạo nên, sự xói mòn và di chuyển trầm tích, không hề có bằng chứng nào về sự biến đổi cấu trúc.

Các nhà khoa học cũng đồng thời phát hiện bằng chứng rằng vụ va chạm Chicxulub không hề có tác động lớn đối với sự đa dạng của các loài như người ta vẫn nghĩ.

Tại một địa điểm ở El Penon, các nhà nghiên cứu tìm thấy 52 loài xuất hiện trong trầm tích nằm dưới lớp của khối cầu, và 52 loài này vẫn xuất hiện ở các lớp nằm trên khối cầu.

Keller nói: “Chúng tôi phát hiện ra rằng không hề có loài nào bị tuyệt chủng do tác động của vụ va chạm Chicxulub”. Kết luận này không có gì là quá ngạc nhiên. Không có một sự kiện tuyệt chủng lớn nào có liên hệ với vụ va chạm này, và không hề có một miệng núi lửa lớn nào lại có liên quan tới tác nhân gây ra sự kiệt tuyệt chủng hàng loạt.

Keller cho rằng các vụ phun trào núi lửa dữ dội tại Deccan Traps ở Ấn Độ có lẽ đã gây ra thảm họa tuyệt chủng, chúng tạo nên một lượng lớn khí bụi đã ngăn cản ánh sáng mặt trời gây ra hiệu ứng nhà kính dữ dội.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sóng nhiệt mùa hè tiết lộ một vòng tròn 5.000 năm tuổi ở Ireland

Sóng nhiệt mùa hè tiết lộ một vòng tròn 5.000 năm tuổi ở Ireland

Một đợt hạn hán ở Ireland có lẽ đã khiến hoa màu khô héo, nhưng nó cũng mang lại một điểm tích cực, ít nhất là với các nhà sử học.

Đăng ngày: 23/07/2018
Xưởng gốm lâu đời nhất thời Cổ Vương quốc Ai Cập

Xưởng gốm lâu đời nhất thời Cổ Vương quốc Ai Cập

Xưởng gốm có niên đại cách đây khoảng 4.500 năm được giới khảo cổ phát hiện trong quá trình tu bổ đền Kom Ombo.

Đăng ngày: 23/07/2018
Giả thuyết phụ nữ cuồng loạn vì thiếu sex trong giấy cói cổ

Giả thuyết phụ nữ cuồng loạn vì thiếu sex trong giấy cói cổ

Các nhà khoa học giải mã bí ẩn cuộn giấy cói cổ có niên đại 2.000 năm trong bộ sưu tập của Đại học Basel, Thụy Sĩ, theo Live Science.

Đăng ngày: 21/07/2018
Giật mình chuyện tấn công tình dục thời Ai Cập cổ đại

Giật mình chuyện tấn công tình dục thời Ai Cập cổ đại

Mảnh giấy cói 3.000 năm tuổi của người Ai Cập cổ đại mới được các chuyên gia tìm thấy là một phần của tài liệu có tên gọi Papyrus Salt 124.

Đăng ngày: 20/07/2018
Phát hiện hóa thạch khủng long bọc giáp đầu gai ở Mỹ

Phát hiện hóa thạch khủng long bọc giáp đầu gai ở Mỹ

Các nhà cổ sinh vật học tỏ ra bối rối khi lần đầu khai quật hóa thạch khủng long bọc giáp đầu đầy gai nhọn ở bang Utah, Mỹ, theo Live Science.

Đăng ngày: 20/07/2018
Ai Cập mở nắp quan tài đá cổ 2.000 năm

Ai Cập mở nắp quan tài đá cổ 2.000 năm

Chiếc quan tài đồ sộ màu đen bí ẩn không chứa xác Alexander Đại đế hay lời nguyền chết chóc như suy đoán trước đó.

Đăng ngày: 20/07/2018
Rắn non chết cứng trong nấm mộ hổ phách 99 triệu năm

Rắn non chết cứng trong nấm mộ hổ phách 99 triệu năm

Con rắn non bò ra khỏi vỏ cách đây 99 triệu năm ở Đông Nam Á không có cơ hội lớn lên. Thay vào đó, nó bị nhựa cây rơi trúng và cuối cùng chết cứng trong nấm mộ hổ phách.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News