Những mỹ phẩm kịch độc thời Trung cổ

Chì và asen là những chất cực độc nhưng lại được phụ nữ dùng phổ biến để làm đẹp ở thời cổ đại.

Trong hàng nghìn năm qua, các loại mỹ phẩm như son môi, chì kẻ mắt, phấn nền được phụ nữ trên toàn thế giới yêu thích, nhưng các sản phẩm làm đẹp này từng được sản xuất từ những thành phần cực độc, theo National Geographic.

Nữ hoàng Cleopatra nổi tiếng với đôi mắt được kẻ đậm, nhưng bà không phải là người Ai Cập cổ đại duy nhất trang điểm kiểu này. Hầu hết đàn ông và phụ nữ ở Ai Cập cổ đại đều kẻ mắt màu đen hoặc xanh lá cây. Ngoài tác dụng bảo vệ mắt khỏi ánh nắng Mặt Trời, cách trang điểm này còn được cho là giúp họ tránh khỏi bệnh tật.

Những mỹ phẩm kịch độc thời Trung cổ
Phụ nữ Anh thời Trung cổ thích đánh mặt trắng bằng phấn làm từ chì. (Ảnh minh họa: Wordpresss).

Loại bột màu đen mà người Ai Cập sử dụng để kẻ mắt có chứa muối chì. Năm 2010, các nhà nghiên cứu tại Pháp kết luận các muối này giúp tăng lượng oxit nitric ở người sử dụng, do đó thúc đẩy hệ thống miễn dịch của họ và ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng mắt.

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy ở thời cổ đại, phần lớn người Ai Cập không sống qua tuổi 30. Nếu họ sống lâu như con người ngày nay, thời gian tiếp xúc với chì cũng sẽ khiến họ gặp các vấn đề về sức khỏe, nhà dịch tễ học Jennifer Weuve cho biết trên tạp chí Science.

Phụ nữ thời La Mã sử dụng phấn pha chì để làm trắng khuôn mặt. Vào thế kỷ 16, giới quý tộc Anh cũng chuộng cách trang điểm tương tự. Một trong những người nổi tiếng nhất từng sử dụng chì để trang điểm là Nữ hoàng Elizabeth I. Bà thường xuyên phủ loại phấn này lên mặt để che những vết sẹo đậu mùa của mình.

Hỗn hợp chì và giấm mà Nữ hoàng Elizabeth sử dụng được gọi là chất bạch diên Venetian, hoặc "linh hồn của sao Thổ". Nó có thể giúp da mặt phụ nữ trở nên nhẵn mịn, nhưng nhiễm độc chì khiến nạn nhân bị mất màu da, rụng tóc và mục răng.

Asen là một chất độc nguy hiểm nhưng vẫn được dùng phổ biến để trang điểm dưới thời Victoria ở Anh. Một số phụ nữ cho rằng dùng một lượng nhỏ asen sẽ không gây hại đến sức khỏe. Tuy nhiên, nguy cơ bị ngộ độc trong thực tế vẫn rất cao ngay cả khi lượng asen sử dụng rất thấp.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sóng nhiệt mùa hè tiết lộ một vòng tròn 5.000 năm tuổi ở Ireland

Sóng nhiệt mùa hè tiết lộ một vòng tròn 5.000 năm tuổi ở Ireland

Một đợt hạn hán ở Ireland có lẽ đã khiến hoa màu khô héo, nhưng nó cũng mang lại một điểm tích cực, ít nhất là với các nhà sử học.

Đăng ngày: 23/07/2018
Xưởng gốm lâu đời nhất thời Cổ Vương quốc Ai Cập

Xưởng gốm lâu đời nhất thời Cổ Vương quốc Ai Cập

Xưởng gốm có niên đại cách đây khoảng 4.500 năm được giới khảo cổ phát hiện trong quá trình tu bổ đền Kom Ombo.

Đăng ngày: 23/07/2018
Giả thuyết phụ nữ cuồng loạn vì thiếu sex trong giấy cói cổ

Giả thuyết phụ nữ cuồng loạn vì thiếu sex trong giấy cói cổ

Các nhà khoa học giải mã bí ẩn cuộn giấy cói cổ có niên đại 2.000 năm trong bộ sưu tập của Đại học Basel, Thụy Sĩ, theo Live Science.

Đăng ngày: 21/07/2018
Giật mình chuyện tấn công tình dục thời Ai Cập cổ đại

Giật mình chuyện tấn công tình dục thời Ai Cập cổ đại

Mảnh giấy cói 3.000 năm tuổi của người Ai Cập cổ đại mới được các chuyên gia tìm thấy là một phần của tài liệu có tên gọi Papyrus Salt 124.

Đăng ngày: 20/07/2018
Phát hiện hóa thạch khủng long bọc giáp đầu gai ở Mỹ

Phát hiện hóa thạch khủng long bọc giáp đầu gai ở Mỹ

Các nhà cổ sinh vật học tỏ ra bối rối khi lần đầu khai quật hóa thạch khủng long bọc giáp đầu đầy gai nhọn ở bang Utah, Mỹ, theo Live Science.

Đăng ngày: 20/07/2018
Ai Cập mở nắp quan tài đá cổ 2.000 năm

Ai Cập mở nắp quan tài đá cổ 2.000 năm

Chiếc quan tài đồ sộ màu đen bí ẩn không chứa xác Alexander Đại đế hay lời nguyền chết chóc như suy đoán trước đó.

Đăng ngày: 20/07/2018
Rắn non chết cứng trong nấm mộ hổ phách 99 triệu năm

Rắn non chết cứng trong nấm mộ hổ phách 99 triệu năm

Con rắn non bò ra khỏi vỏ cách đây 99 triệu năm ở Đông Nam Á không có cơ hội lớn lên. Thay vào đó, nó bị nhựa cây rơi trúng và cuối cùng chết cứng trong nấm mộ hổ phách.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News