"Bóng ma" trên trời: Một lỗ đen vừa bay ngang tầm mắt người Trái đất?
Thủ phạm của sự mờ ảo vĩ đại - ngôi sao Betelgeuse từng khiến mọi người tưởng rằng sắp nổ tung vào năm 2019 - có thể là một lỗ đen hiếm hoi mà loài người đã trực tiếp quan sát được nhưng không hề hay biết.
Betelgeuse là một ngôi sao khổng lồ trên bầu trời, đã được quan sát từ hàng ngàn năm trước, ghi chép cụ thể trong các hồ sơ thiên văn hàng trăm năm trước và ngày càng đỏ dần, to dần - cho thấy nó đang phình lên thành sao khổng lồ đỏ, giai đoạn cuối đời của một ngôi sao trước khi chết, bùng nổ và chỉ còn lại một sao lùn trắng nhỏ bé.
Các hình ảnh khác biệt về độ sáng của sao khổng lồ Betelgeuse - (Ảnh: ESO).
Năm 2019, giới thiên văn đã nghĩ rằng nó sắp nổ khi bất ngờ mờ đi hẳn. Thế nhưng chỉ ít lâu sau, nó sáng lại và không có dấu hiệu gì là sẽ nổ trong tương lai gần. Nhiều nhóm nghiên cứu đã cố gắng đưa ra lời giải thích, nhưng hầu hết vẫn chưa được chứng minh thực sự rõ ràng.
Một nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Monthly Notices of the Royal Astronomical Society đưa ra lời giải thích khả thi mới, hoàn toàn khác biệt: Nhân loại đã chứng kiến một lỗ đen bay ngang tầm mắt mình mà không hay.
Các tác giả là một nhóm nghiên cứu quốc tế dẫn dầu bởi tiến sĩ Hailey Aronson, tiến sĩ Thomas W.Baumgarte từ Trường Đại học Bowdoin (Brunswick - Mỹ) và tiến sĩ Stuart K. Shapiro từ Đại học Illinois tại Urbana-Champaign (Urbana - Mỹ), đã đi theo con đường được mở ra bởi một số nhóm tác giả trước đó: Tìm kiếm một vật thể bay ngang ngôi sao.
Theo tờ Space, hướng lập luận này dựa trên việc bản thân sao Betelgeuse không mờ đi, mà có một thứ gì đó đã bay ngang tầm mắt nhân loại, chắn bớt ánh sáng vào năm 2019 sau đó trả lại ánh sáng khi nó bay qua hẳn. Đó có thể là một hành tinh lớn hay một ngôi sao đồng hành.
Tuy nhiên nhóm tác giả Mỹ nói trên chi rằng một lỗ đen sẽ là lời giải thích hợp lý hơn.
Lỗ đen sẽ đủ mạnh để gây ra tương tác hấp dẫn lớn, tạo nên một sự kiện "lỗ đen xé sao" ở quy mô nhỏ. Betelgeuse khổng lồ đã sống sót, nhưng cú bay ngang của lỗ đen cũng đủ rút khỏi nó một lượng vật chất đủ lớn để tạm che khuất tầm nhìn của chúng ta.
Từ đó, dù vô hình, thực chất lỗ đen đã bị chúng ta gián tiếp nhìn thấy, nhưng chính chúng ta cũng không hay.
Tất nhiên cũng như các nghiên cứu trước đó, nhóm tác giả chỉ nghiên cứu dựa trên các mô phỏng máy tính, được tạo nên bởi bộ dữ liệu từ các quan sát của nhiều cơ quan vũ trụ trước đó. Họ, cũng như giới thiên văn khác kỳ vọng các kính thiên văn thế hệ mới sẽ cung cấp tầm nhìn rõ ràng hơn về ngôi sao bí ẩn.
Tuy nhiên cũng không loại trừ khả năng chúng ta sẽ thực sự chứng kiến phút cuối đời của Betelgeuse trước khi nhìn thật rõ nó. Nếu phát nổ, ánh sáng từ vật thể này được cho là đủ làm rực rỡ cả bầu trời đêm Trái đất.

NASA/ESA chụp được "cánh cổng mở vào vũ trụ khác"
Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được hình ảnh ngoạn mục từ vùng vũ trụ xa xôi cách chúng ta tận 1.350 năm ánh sáng.

Đường thay đổi ngày quốc tế
Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Bản đồ trái đất và các hành tinh
Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng. Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các thô

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu
Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Lỗ đen tạo ra “cấu trúc” xoáy bí ẩn có thể mở ra “cánh cổng” vào vật chất tối
Các nhà vật lý cho biết, một nghiên cứu mới về cấu trúc vi mô của lỗ đen hứa hẹn sẽ mở ra cơ hội giải đáp những bí ẩn vũ trụ.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế
