Thảm cảnh khi kích nổ bom hạt nhân mạnh nhất trong vũ trụ

Hãy tưởng tượng chúng ta kích nổ một quả bom nguyên tử trong vũ trụ. Trên thực tế, bạn không cần tưởng tượng, bạn chỉ cần xem hình ảnh trong video dưới đây.

Đó là Starfish Prime, vụ thử hạt nhân ở độ cao lớn nhất trong lịch sử.

Năm 1962, chính phủ Mỹ phóng một quả bom 1,4 megaton từ đảo Johnston và kích nổ nó ở độ cao 400km bên trên Thái Bình Dương, tương đương độ cao của Trạm vũ trụ Quốc tế trên quỹ đạo ngày nay.

Vụ nổ tạo ra một quả cầu lửa khổng lồ và tạo ra năng lượng bùng phát gọi là xung điện từ, hay EMP, trải rộng hơn 1000km.

EMP có thể làm điện áp tăng vọt, phá hủy thiết bị điện tử trong quá trình giải phóng. Và lần này không phải ngoại lệ.

Khắp Hawaii, đèn đường vụt tắt, điện thoại mất liên lạc, hệ thống định vị và radar không hoạt động, chưa kể 6 vệ tinh bị hỏng. Tất cả đều đến từ một quả bom 1,4 megaton.

Tsar Bomba, bom hạt nhân lớn nhất từng được kích nổ, có sức nổ 50 megaton. Và điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta kích nổ quả bom đó bên trên nước Mỹ?

Thảm cảnh khi kích nổ bom hạt nhân mạnh nhất trong vũ trụ
Bức xạ từ vụ nổ có thể làm cháy mạch của hàng trăm thiết bị ở quỹ đạo thấp của Trái đất.

Không có khí quyển trong vũ trụ, do đó sẽ không có đám mây hình nấm, và sẽ không có chấn động hay thiệt hại trên quy mô lớn. Thay vào đó, bạn sẽ thấy một quả cầu lửa sáng chói mắt lớn gấp 4 lần so với vụ nổ Starfish Prime. Và nếu bạn nhìn vào nó trực tiếp trong 10 giây đầu tiên, bạn có thể bị hỏng mắt vĩnh viễn.

Các vệ tinh cũng không còn an toàn. Bức xạ từ vụ nổ có thể làm cháy mạch của hàng trăm thiết bị ở quỹ đạo thấp của Trái đất, bao gồm vệ tinh liên lạc, vệ tinh gián điệp của quân đội, và thậm chí cả kính viễn vọng vũ trụ như Hubble. Các phi hành gia trên Trạm Vũ trụ Quốc tế có thể bị nhiễm độc phóng xạ.

Tuy nhiên, trên mặt đất, có thể bạn vẫn ổn. Điểm phát nổ ở đủ xa, bức xạ mang năng lượng cao có thể ảnh hưởng đến bạn. Nhưng đừng vội mừng.

Bạn có nhớ EMP của vụ nổ Starfish Prime? Lần này, EMP sẽ bao phủ 1/3 nước Mỹ, làm sập mạng lưới điện và thiết bị điện tử trong khu vực, như một trận sét. Hàng triệu người Mỹ sẽ rơi vào cảnh mất điện trong nhiều giờ, thậm chí là nhiều ngày. Nhưng đó chưa phải là tất cả.

Bức xạ cũng tương tác với oxy và nitơ trong khí quyển và tạo ra cực quang tuyệt vời gần khu vực phát nổ, kéo dài trong nhiều ngày. Vụ nổ này có thể sẽ không bao giờ xảy ra. Siêu vũ khí nhiệt hạch như Tsar Bomba không còn tồn tại nữa. Và ngay cả nếu có, Tsar Bomba nặng khoảng 27.000kg. Chỉ có 2 tên lửa hoạt động trên thế giới có thể mang nổi vũ khí nặng như vậy vào vũ trụ. Vì vậy, chúng ta có thể sẽ an toàn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tàu thăm dò NASA lập kỷ lục tiếp cận Mặt trời gần nhất

Tàu thăm dò NASA lập kỷ lục tiếp cận Mặt trời gần nhất

Trong tuần này, tàu thăm dò vũ trụ Parker Solar Probe sẽ trở thành vật thể do con người chế tạo tiếp cận Mặt Trời gần nhất từ trước tới nay.

Đăng ngày: 31/10/2018
Những điều bạn làm hằng ngày sẽ trở nên rất

Những điều bạn làm hằng ngày sẽ trở nên rất "kì cục" khi ở trên vũ trụ

Khi bạn sống trên vũ trụ, tất cả mọi thứ, từ việc khóc cho đến bật lửa hay thậm chí là đi vệ sinh đều hoàn toàn mới lạ, không giống như khi bạn đang ở Trái đất.

Đăng ngày: 30/10/2018
Trung Quốc phóng thất bại tên lửa tư nhân đầu tiên vào quỹ đạo

Trung Quốc phóng thất bại tên lửa tư nhân đầu tiên vào quỹ đạo

Chưa đến một phút sau khi rời bệ phóng, tên lửa đẩy 3 kỳ ZQ-1, tên lửa đầu tiên do doanh nghiệp tư nhân tại Trung Quốc phát triển đã rơi chúi xuống mặt đất.

Đăng ngày: 30/10/2018
Trung Quốc làm ra vật liệu siêu bền cho

Trung Quốc làm ra vật liệu siêu bền cho "thang máy vũ trụ"

Một nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Thanh Hoa của Trung Quốc vừa tuyên bố phát triển thành công loại sợi carbon siêu bền có thể dùng để chế tạo cái gọi là "thang máy vũ trụ".

Đăng ngày: 30/10/2018
Não phi hành gia thay đổi trong những chuyến du hành dài

Não phi hành gia thay đổi trong những chuyến du hành dài

Đội ngũ nghiên cứu phát hiện khối lượng chất xám trong não bộ của các đối tượng giảm đi so với kết quả ban đầu.

Đăng ngày: 29/10/2018
Diện mạo mới của thiên hà Milky Way gây sốt

Diện mạo mới của thiên hà Milky Way gây sốt

Đài quan sát ALMA bất ngờ chụp được khoảnh khắc mới của thiên hà Milky Way trong một đêm huyền diệu. Bức ảnh này chụp bởi Đài quan sát ALMA, Chi Lê ở độ cao 5.000 mét so với mực nước biển.

Đăng ngày: 28/10/2018
Em bé ngoài hành tinh đầu tiên có thể chào đời năm 2024

Em bé ngoài hành tinh đầu tiên có thể chào đời năm 2024

Một công ty Hà Lan đang lên kế hoạch tạo ra thế hệ người đầu tiên sinh ra trong vũ trụ sử dụng công nghệ hỗ trợ đặc biệt.

Đăng ngày: 27/10/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News