Thám hiểm đại dương ở độ sâu 3.300m, chuyên gia "chạm trán" cảnh tượng chưa từng có trong sách
Quả cầu vàng bí ẩn dưới đáy đại dương này là gì?
Ở độ sâu khoảng 3.300 mét dưới đáy đại dương ngoài khơi bờ biển Vịnh Alaska nằm trên Thái Bình Dương, nơi ánh sáng ấm áp của Mặt trời không bao giờ xuyên qua được, một phương tiện dưới nước điều khiển từ xa (ROUV) của Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) đã "chạm trán" một cảnh tượng khó hiểu: Một quả cầu màu vàng kỳ lạ rộng khoảng 10cm đang bám chặt vào một tảng đá có nhiều bọt biển trắng ở dưới đáy biển.
Các nhà khoa học đã tình cờ phát hiện ra quả cầu vàng khi đang thám hiểm đáy biển của Vịnh Alaska bằng một phương tiện điều khiển từ xa. (Ảnh: NOAA Ocean Exploration; Seascape Alaska).
Khám phá chưa từng có trong sử sách này diễn ra vào ngày 30/8/2023 khi NOAA sử dụng ROUV để lập bản đồ môi trường sống dưới nước biển sâu gần Alaska như một phần của chuyến thám hiểm Seascape Alaska 5 của cơ quan này.
Điều kinh ngạc là, đã một năm trôi qua, giới khoa học vẫn chưa xác định được quả cầu màu vàng này là gì ngoài thông tin rằng nó có "nguồn gốc sinh học".
Vật thể mềm, nhẵn dính và kỳ lạ này "đã gây ấn tượng mạnh mẽ" với các nhà nghiên cứu cũng như những người quan sát bình thường, NOAA cho biết sau phát hiện khó hiểu năm 2023.
Mẫu vật không xác định này được cánh tay robot của ROUV mang lên đất liền để nghiên cứu. (Ảnh: NOAA Ocean Exploration; Seascape Alaska).
Mẫu vật được chụp ảnh trong phòng thí nghiệm trên tàu NOAA Ship Okeanos Explorer. (Ảnh: NOAA Ocean Exploration; Seascape Alaska).
Đối với các nhà khoa học thực hiện khám phá này, vẫn chưa hoàn toàn rõ quả cầu bí ẩn đó có thể là gì. Những gợi ý ban đầu từ các nhà nghiên cứu cho rằng nó có thể là vỏ trứng từ một loài bí ẩn; hoặc một miếng bọt biển chết hoặc một loài san hô chưa được biết đến. Nó có thể đại diện cho một loài chưa được phát hiện trước đó, hoặc có thể là một loài hiện có đang trải qua một giai đoạn sống chưa được biết đến.
"Dù bằng cách nào, những phát hiện như thế này có thể rất hữu ích. Các loài mới có tiềm năng tiết lộ các nguồn mới cho các liệu pháp y tế và vắc-xin, thực phẩm, năng lượng và các lợi ích cùng kiến thức xã hội khác" - Sam Candio, Điều phối viên đoàn thám hiểm Seascape Alaska 5 của NOAA cho biết.
"Biển sâu không phải là một điều kỳ lạ thú vị sao? Mặc dù chúng tôi có thể thu thập khối cầu vàng và mang nó lên tàu thì chúng tôi vẫn chưa thể xác định được nó là gì ngoài thực tế là nó có nguồn gốc sinh học. Phát hiện này đóng vai trò như một lời nhắc nhở về việc chúng ta biết ít như thế nào về hành tinh của chính mình và còn rất nhiều điều để khám phá đại dương của chúng ta" - Nhà khoa học vật lý của NOAA kết luận.

Giao phối khác loài khiến cá voi xanh xuất hiện DNA "ma"
Việc tìm thấy hàm lượng DNA khác loài trong các con cá voi xanh Đại Tây Dương có thể đặt ra nhiều câu hỏi mới về di truyền và quan hệ giữa các loài trong môi trường biển.

Động vật dưới biển uống nước lọc bằng cách nào?
Sinh vật biển lấy nước lọc để duy trì sự sống như thế nào trong khi xung quanh toàn là nước mặn? Câu trả lời sẽ khiến bạn bất ngờ về sự tuyệt vời của tạo hóa!

Đại dương sâu đến mức nào?
Độ sâu trung bình của đại dương là khoảng 3.700m. Điểm sâu nhất của đại dương được biết đến hiện nay là Challenger Deep thuộc rãnh Mariana với độ sâu khoảng 10.935m (gần 11km).

Phát hiện loài nghi là cá voi Omura bí ẩn nhất thế giới tại biển Thái Lan
Một số nhà khoa học Thái Lan vừa ghi nhận một con cá nghi là cá voi Omura ở vùng biển Koh He (Thái Lan). Đây là loài động vật rất khó bắt gặp vì chúng thường xuyên lẩn tránh con người.

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc
Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi
Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người...) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi. Đó là quy luật cộng sinh.
