Thảm họa động đất sóng thần tại Indonesia: Số nạn nhân thiệt mạng gần 1.600 người

Ngày 4/10, Cơ quan Giảm nhẹ Thiên tai quốc gia Indonesia (BNBP) xác nhận số nạn nhân thiệt mạng trong động đất, sóng thần ở tỉnh Trung Sulawesi đã tăng lên 1.558 người. Nhiều người tin rằng con số này sẽ còn tăng lên đáng kể.

Tại thị trấn Balaroa và làng Petobo, các đội tìm kiếm và cứu hộ di chuyển một cách chậm chạp qua những đống đổ nát. "Chúng tôi cho rằng khoảng 2.000 người đã thiệt mạng ở đây", Hasbin Basri, một quan chức tại Balaroa, nói.


Hiện trường vụ thảm họa kép tại Indonesia. (Ảnh: Reuters).

Một nhóm giám định nạn nhân thảm họa động đất, sóng thần tại bệnh viện đã làm việc liên tục trong 6 ngày qua để xác định danh tính hơn 700 thi thể bằng vân tay, răng hoặc các dấu hiệu đặc biệt. Tuy nhiên, quá trình này đã bị dừng lại hôm 4/10 do số nạn nhân tăng lên quá nhanh.

Một tấm bảng dựng ở lối vào bệnh viện thông báo từ bây giờ tất cả thi thể sẽ được đưa trực tiếp tới khu mộ tập thể.

Hơn 7.000 ngôi nhà đã bị phá hủy bởi động đất, sóng thần và đất hóa lỏng ở Sulawesi.

Con đường giữa thị trấn Donggala và Pula là một cảnh tượng hoang tàn, với nhà cửa, khách sạn, cửa hàng đều đổ nát, những chiếc xe hơi lật ngược giữa rác rưởi. Công tác dọn dẹp vẫn chưa bắt đầu vì các nhóm cứu hộ đang tiếp tục tìm kiếm người sống sót.

Các gia đình ngồi bên những ngôi nhà sập, lưỡng lự không muốn bỏ đống tài sản đã hư hỏng. Con cái họ cầm những chiếc hộp đến các xe đi qua, xin tài xế dừng lại hỗ trợ cho gia đình.

Arif, một người lái xe ôm, đứng bên đống đổ nát của ngôi nhà mà anh sống cùng vợ và 5 con. "Tôi không biết phải làm gì. Chúng tôi chỉ cần giúp đỡ. Nếu chúng tôi được giúp đỡ chúng tôi sẽ bắt đầu tái thiết cuộc sống", anh nói.

Indonesia nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương - nơi có nhiều hoạt động kiến tạo nhất thế giới, địa điểm đầy núi lửa hùng vĩ và đất đai màu mỡ, nhưng 260 triệu người dân quốc gia này rất dễ bị ảnh hưởng bởi động đất, sóng thần và núi lửa phun trào.

Một trận động đất lớn năm 2004 đã kích hoạt trận sóng thần khiến 220.000 người trong khu vực, bao gồm 168.000 người ở Indonesia, thiệt mạng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 09/05/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 08/05/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 03/05/2025
7 điều ít biết về cầu vồng

7 điều ít biết về cầu vồng

Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Đăng ngày: 29/04/2025
Cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa mùa hè?

Cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa mùa hè?

Sau những cơn mưa rào vào mùa hè, trên nền trời thường xuất hiện một dải cầu vồng với bảy sắc màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm tím được tạo nên bởi ánh sáng mặt trời bị khúc xạ từ những hạt nước.

Đăng ngày: 28/04/2025
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 27/04/2025
Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.

Đăng ngày: 27/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News