Thảm hoạ El Nino có thể giết chết hàng triệu người trên toàn cầu trong tương lai
Hạn hán lớn, nạn đói từng giết chết hơn 50 triệu người trên toàn cầu vào thế kỷ XIX được các nhà khoa học cảnh báo có thể tái diễn trong một tương lai gần.
Nạn đói toàn cầu xảy ra vào khoảng năm 1875 – 1878 khi diễn biến của hiện tượng El Nino ngày càng cực đoan hơn. Hiện tượng El Nino đã từng khiến hạn hán trải dài từ Châu Á sang Châu Mỹ, gây ra nạn đói khủng khiếp khiến hơn 50 triệu người chết.
Hình ảnh về nạn đói ở Ấn Độ của Anh trong những năm 1876-1878.
Nhưng dường như thảm hoạ này vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại mà có thể xuất hiện trở lại với mức độ khủng khiếp hơn nhiều nếu khí hậu ngày càng tồi tệ hơn.
Các nhà khoa học đã cảnh báo, trong những nghiên cứu mới đây cho thấy với tình trạng Trái Đất đang nóng lên như hiện tại, El Nino sẽ gây ra các thiệt hại thảm khốc và sẽ gây ra những cú sốc nghiêm trọng với hệ thống an ninh lương thực toàn cầu.
Để đưa ra lời cảnh báo này, các nhà khoa học tại Đại học Washington (Mỹ) đã thực hiện nhiều nghiên cứu quanh dữ liệu hồ sơ lượng mưa, ô nhiễm, dữ liệu vòng cây, tình trạng nóng lên toàn cầu.
Hiện tượng El Nino ngày càng cực đoan hơn.
"Hiện tượng El Nino và các biến cố khí hậu năm 1876-1878 là một phần nguyên nhân tạo ra sự bất bình đẳng toàn cầu. Tuy nhiên, sau hơn một thế kỷ, thảm hoạ tồi tệ có thể sẽ lại xảy ra trên phạm vi toàn cầu trước những những biến đổi phức tạp như hiện nay. Hiệu ứng nhà kính gia tăng dự kiến sẽ làm cho El Nino trở nên dữ dội hơn trong tương lai”, PGS Deepti Singh đến từ Đại học Washington lo ngại.
Trước đó, trong một báo cáo được công bố vào tháng 7/2017, các nhà khoa học Australia thuộc Tổ chức Nghiên cứu công nghiệp và khoa học Khối Thịnh vượng chung (CSIRO) cho biết, hiện tượng thời tiết cực đoan El Nino có khả năng sẽ tăng gấp đôi trong vòng 35 năm tới, ngay cả khi nhiệt độ toàn cầu ổn định trong thời gian đó. Hiện tượng thời tiết cực đoan này thậm chí sẽ xảy ra nhiều gấp hai lần mức hiện tại vào năm 2050.
Các chuyên gia cũng nhận định, hiện tượng El Nino cực đoan sẽ kéo theo những thay đổi lớn về khí hậu, gây ra các hiện tượng như hạn hán tại Australia hay lũ lụt tại một số khu vực ở Nam Mỹ có thể gây ra những thiệt hại lớn về kinh tế - xã hội.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Bão "cyclone", bão "typhoon" và bão "tropical storm" có gì khác biệt?
Khi theo dõi thông tin về các cơn bão lớn trên thế giới, chúng ta thường thấy những cụm từ này. Vậy, chúng có gì khác biệt?

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Công thức giữ ấm với 3 lớp áo ngay cả khi trời đổ tuyết
Vào mùa Đông, khi vừa bước chân ra khỏi chiếc giường ấm áp thì điều đầu tiên khiến mọi người bối rối chính là câu hỏi "hôm nay sẽ mặc gì đây?"
