Thảm họa hạt nhân tồi tệ thứ 3 thế giới, ít người biết

Trong giai đoạn cao trào của Chiến tranh Lạnh, một thảm họa hạt nhân ít người biết tới xảy ra, ảnh hưởng tới đời sống của 270.000 người.

Thảm họa hạt nhân tồi tệ thứ 3 thế giới, ít người biết
Đàn bò sống ở nơi nhiễm phóng xạ trên sông Techa.

Chiều muộn ngày 29.9.1957, cư dân thị trấn Chelyabinsk ở phía nam dãy núi Ural chứng kiến dải màu đỏ tím khổng lồ xuất hiện bất thường trên bầu trời. Báo chí nhanh chóng giải đáp hiện tượng lạ này với loạt tiêu đề: "Hiện tượng bắc cực quang xuất hiện tại phía nam núi Ural".

Vài ngày sau, một loạt lệnh từ chính phủ được ban hành xung quanh khu vực cơ sở hạt nhân Mayak của Liên Xô. Nông dân được yêu cầu giết sạch gia súc, đào hố chôn mùa màng và đất nông nghiệp; hàng chục ngàn người được sơ tán vĩnh viễn; 22 ngôi làng bị phá hủy hoàn toàn.

Người dân sống trong khu vực đồn đoán rằng đã có một sự cố rất lớn xảy ra tại Mayak. Tuy nhiên, Họ không hay biết điều khủng khiếp gì đang diễn ra và có thể gây ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe của mình.

Nhà máy hạt nhân bí mật

Công ty hóa chất Mayak điều hành nhà máy sản xuất plutonium số 817 ở vùng Chelyabinsk của Nga. Thời Liên Xô, vị trí của cơ sở này là một bí mật. Khu vực này có tên gọi là Chelyabinsk-40, theo mã bưu chính và cộng đồng dân cư gần đó là Chelyabinsk-65.

Thảm họa hạt nhân tồi tệ thứ 3 thế giới, ít người biết
Trong suốt một thời gian dài, khu vực xảy ra thảm họa hạt nhân năm 1957 bị phong tỏa nghiêm ngặt.

Nhà máy được xây dựng thần tốc sau Thế chiến 2 trong cuộc chạy đua sản xuất vũ khí hạt nhân của Liên Xô với Mỹ. Nhà máy có 6 lò phản ứng, chuyên xử lý nguyên liệu hạt nhân để tạo ra plutonium ở cấp độ vũ khí.

Nhà máy hạt nhân này không chỉ tách chiết plutonium và uranium, mà còn tạo một lượng lớn chất thải phóng xạ lỏng và rắn trong thành phần chứa các nguyên tố trên, cùng caesium, strontium và các chất độc hại khác.

Ban đầu chất thải chứa phóng xạ từ nhà máy được đổ ra sông Techa ngay bên cạnh. Tuy nhiên, khi tỉ lệ tử vong tăng cao ghi nhận tại các ngôi làng nằm dọc theo bờ sông này, ban quản lý đã quyết định chỉ đổ chất lỏng phóng xạ công nghệ ô nhiễm mức trung bình và thấp, còn chất thải có nồng độ cao được đem đi xử lý ở nơi khác.

Vụ tai nạn liên quan đến hạt nhân ở nhà máy được ghi nhận đầu tiên năm 1953, khi một công nhân nhiễm phóng xạ, dẫn đến việc phải cắt bỏ hai chân. 4 công nhân khác cũng bị nhiễm phóng xạ ở các mức độ khác nhau.

Thảm họa hạt nhân tồi tệ thứ 3 trong lịch sử

Thảm họa hạt nhân tồi tệ thứ 3 thế giới, ít người biết
Đám mây phóng xạ lan tỏa tới một khu vực rộng 20.000km2.

Ngày 29.9.1957, một trong những hệ thống làm mát ở nhà máy hạt nhân Mayak bị hỏng. Lò phản ứng hạt nhân cần nước lạnh lưu thông thường xuyên qua các đường ống để duy trì nhiệt độ an toàn do nhiệt lượng tỏa ra từ hoạt động phân hạch liên tục của vật liệu hạt nhân.

Không ai biết về sự cố cho đến khi quá muộn. Một vụ nổ cực lớn xảy ra ở bể chứa 70-80 tấn chất thải dạng lỏng.

Theo đánh giá ngày nay, vụ nổ tương đương 100 tấn thuốc nổ TNT tạo ra thảm họa hạt nhân ở cấp 6/7, chỉ đứng sau các vụ tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl và Fukushima.

Vụ nổ giải phóng 20 triệu Curie bụi phóng xạ ra không khí, bao gồm một lượng lớn đồng vị phóng xạ strontium-90 và cesium-137, tạo ra mối đe dọa sức khỏe nghiêm trọng.

Trong 10 đến 11 giờ tiếp theo, đám mây phóng xạ di chuyển theo hướng đông bắc, cách vụ địa điểm xảy ra vụ nổ khoảng 300–350 km.

Đám mây phóng xạ gây ra sự ô nhiễm lâu dài ở một khu vực có diện tích lên tới 20.000 km2. Trong 270.000 người sinh sống ở vùng bị ảnh hưởng bởi phóng xạ, chỉ có 11.000 được sơ tán. Những người khác tham gia dọn dẹp các mảnh vỡ do vụ nổ tạo ra và quay về nhà sinh sống như bình thường.

Hậu quả tồi tệ

Thảm họa hạt nhân tồi tệ thứ 3 thế giới, ít người biết
Một ngôi làng bị bỏ hoang sau thảm họa hạt nhân Kyshtym.

Tại làng Korabolka, các nông dân ngỡ như Thế chiến 3 nổ ra vì họ chứng kiến vụ nổ xảy ra gần đó. Chỉ sau vài ngày, 300 trong số 5.000 dân trong làng chết vì nhiễm độc phóng xạ.

Số khác được sơ tán. Tỉ lệ mắc ung thư ở Korabolka gấp 5 lần so với những nơi khác không bị ảnh hưởng bởi phóng xạ.

Đối với những người sống dọc sông Techa, tỉ lệ ung thư tăng 3,6 lần so với mức trung bình toàn quốc và gấp 25 lần nguy cơ dị tật bẩm sinh đối với trẻ em mới chào đời. Những đứa trẻ dù sinh đủ tháng vẫn chào đời với những di chứng vĩnh viễn như dị dạng tứ chi và cơ quan nội tạng. Nhiều người dân sống ở khu vực nhiễm phóng xạ ị sưng hạch bạch huyết nghiêm trọng đến mức những không thể giải thích đầy đủ với các bác sĩ. Các nhà khoa học kết luận rằng đồng vị phóng xạ stronti 90 chảy qua sông Techa đã lắng vào xương của những người dân.

Theo một nguồn tin độc lập, khoảng 10.000 người có thể đã chết sau thảm họa này, bao gồm những người chết vì nhiễm độc phóng xạ, chết vì bệnh tật đeo bám.

Do Chelyabinsk không nằm trên bản đồ nên thảm họa hạt nhân tồi tệ thứ hai trong lịch sử Liên Xô được đặt theo tên thị trấn Kyshtym gần đó.

Thảm họa hạt nhân tồi tệ thứ 3 thế giới, ít người biết
Khu vực xung quanh nơi rò rỉ phóng xạ bị phong tỏa.

Phương Tây không hề biết về thảm họa hạt nhân Kyshtym cho đến năm 1976, khi Zhores Medvedev, một nhà khoa học Liên Xô, đăng thông tin trên tạp chí New Scientist.

Cuối năm 1982, các nhà khoa học phương Tây nghi ngờ khu vực nhiễm phóng xạ Chelyabinsk là kết quả của một thảm họa hạt nhân ở cấp công nghiệp.

Bắt đầu từ năm 1989, Liên Xô giải mật từng phần các tài liệu mật liên quan đến thảm họa hạt nhân Kyshtym.

Thảm họa này được gọi là vụ tai nạn Kyshtym vì khu định cư gần nhất với thị trấn bí mật Chelyabinsk-65 là thành phố Kyshtym.

Không một người nào chết trực tiếp do vụ nổ trong thảm họa Kyshtym, nhưng gần 90% các chất phóng xạ gây chết người đã lắng đọng ở khu vực thị trấn Chelyabinsk-65. 10% còn lại rơi xuống khu vực có hơn 90.000 người sống ở các vùng lân cận, đủ để khiến họ có thể mắc các bệnh nguy hiểm.

Năm 1959, một khu bảo vệ được được hình thành dọc theo toàn bộ chiều dài đám mây phóng xạ từ thảm họa Kyshtym.

Sau 9 năm, khu vực này được chuyển thành Khu bảo tồn thiên nhiên đông Ural, ngày nay chỉ có thể đến thăm nếu có giấy phép đặc biệt vì vẫn còn mức phóng xạ cao.

Khu bảo tồn cũng là nơi các nhà khoa học di truyền nghiên cứu ảnh hưởng của bức xạ đối với thế giới sống.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Kim tự tháp Đen và bi kịch chìm sâu vào quên lãng: Nghìn năm sau không thoát khỏi thảm cảnh đạo mộ

Kim tự tháp Đen và bi kịch chìm sâu vào quên lãng: Nghìn năm sau không thoát khỏi thảm cảnh đạo mộ

Nhân loại có thể sẽ vĩnh viễn không biết đến bí mật bên trong kim tự tháp này.

Đăng ngày: 14/08/2021
Tổ chức tà ác nhất lịch sử Minh triều: Cẩm Y Vệ cũng

Tổ chức tà ác nhất lịch sử Minh triều: Cẩm Y Vệ cũng "phát khiếp"

Cẩm Y Vệ vốn đã là một tổ chức khét tiếng, vậy mà còn phải sợ hãi trước tổ chức tà ác này.

Đăng ngày: 14/08/2021
Người bình thường có thể nhịn thở dưới nước được bao lâu?

Người bình thường có thể nhịn thở dưới nước được bao lâu?

Con người không thể thở được ở dưới nước như cá, nếu muốn ngâm mình dưới nước, con người cần phải nhịn thở. Vậy một người bình thường có thể nhịn thở dưới nước được bao lâu?

Đăng ngày: 14/08/2021
Phát chán vì chờ đợi, người đàn ông Kenya tự tay đào đường cho dân

Phát chán vì chờ đợi, người đàn ông Kenya tự tay đào đường cho dân

Người đàn ông 45 tuổi ở vùng nông thôn Kenya đã được dân làng tôn vinh như anh hùng sau khi tự tay đào được con đường dài 2km chỉ bằng những công cụ thô sơ.

Đăng ngày: 13/08/2021
Nghiên cứu mới cho thấy: Húp sùm sụp thực sự khiến đồ ăn ngon hơn mà không hề thô lỗ

Nghiên cứu mới cho thấy: Húp sùm sụp thực sự khiến đồ ăn ngon hơn mà không hề thô lỗ

Các nhà khoa học cho rằng, với những món nước, việc húp có thể khiến thức ăn thực sự trở nên ngon hơn, đáng để thưởng thức hơn.

Đăng ngày: 13/08/2021
Người đàn ông bền bỉ suốt 36 năm đào kênh qua 3 quả núi dẫn nước về làng

Người đàn ông bền bỉ suốt 36 năm đào kênh qua 3 quả núi dẫn nước về làng

Trong suốt 36 năm ròng rã, một người đàn ông sống trong ngôi làng nhỏ hẻo lánh ẩn sâu sau những dãy núi một mình đào kênh qua 3 quả núi để dẫn nguồn nước sạch về làng.

Đăng ngày: 12/08/2021
Dấu hiệu cảnh báo sớm nguy cơ sụp đổ của bê tông

Dấu hiệu cảnh báo sớm nguy cơ sụp đổ của bê tông

Bê tông có vẻ không phải là một môi trường thích hợp cho sự sống. Tuy nhiên, vi khuẩn thực sự sống trong bê tông.

Đăng ngày: 12/08/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News