Thảm họa môi trường từ vụ vỡ đập ở Kherson
Dầu tràn và các chất gây ô nhiễm khác trong nước lụt từ vụ vỡ đập Kakhovka có thể gây hại cho cả con người lẫn động thực vật.
Hình ảnh được cho là đập thủy điện Kakhovka bị vỡ sáng 6/6. (Video: Telegram/RVvoenkor).
Vụ nổ gây vỡ đập Kakhovka trên sông Dnieper, tỉnh Kherson, hôm 6/6 dẫn đến một thảm họa môi trường nghiêm trọng, làm gián đoạn nguồn cung cấp nước ngọt và điện cho hàng triệu người, khiến hàng chục thị trấn ngập lụt, thậm chí có thể để lại hậu quả cho khu vực phía nam Ukraine suốt nhiều thập kỷ, theo Bloomberg.
Ít nhất 150 tấn dầu máy từ con đập đã tràn vào nước sông Dnieper và 300 tấn dầu khác có thể bị rò rỉ khi đập sụp đổ. "Đây là thảm họa môi trường lớn nhất mà con người gây ra ở châu Âu suốt nhiều thập kỷ", Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết hôm 6/6. Nga, Ukraine đổ lỗi lẫn nhau tại Liên Hợp Quốc về vụ vỡ đập.
Trong những giờ đầu tiên sau khi đập Kakhovka vỡ, hàng triệu lít nước đã làm ngập ít nhất 80 làng và thị trấn với khoảng 10.000 cư dân. Nước lụt cũng tràn vào Công viên Quốc gia Lower Dnieper. Dầu tràn và các chất ô nhiễm khác vốn nằm dưới đáy hồ chứa đang xâm nhập vào những khu vực này, có thể gây hại cho con người và động thực vật.
Người phụ nữ đang quan sát con đường bị ngập ở Kherson sau vụ vỡ đập Kakhovka hôm 6/6. (Ảnh: AFP/Getty)
Quy mô thảm họa rất khó đánh giá vì nước vẫn đang tràn ra từ hồ chứa, theo Anna Ackerman, thành viên ban quản trị tại tổ chức môi trường phi lợi nhuận Ecoaction của Ukraine. Trong vài ngày tới, các nhà khoa học và nhà hoạt động trông đợi thu được bức tranh rõ ràng hơn khi mực nước ổn định và các phân tích ban đầu hé lộ thêm chi tiết về vật liệu gây ô nhiễm trong nước.
"Có thể nói mọi hệ sinh thái và khu định cư của con người xuôi dòng sông Dnieper đều sẽ chịu ảnh hưởng. Các môi trường sống và loài vật được bảo vệ trong một số công viên quốc gia dọc theo đó đang gặp nguy hiểm", Ackerman hôm 6/6 cho biết.
Vỡ đập Kakhovka. (Ảnh chụp từ video).
Vụ vỡ đập làm trầm trọng thêm tình trạng suy thoái môi trường sống tại Ukraine kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở nước này tháng 2/2022. Ít nhất 1,24 triệu ha đất trong các khu bảo tồn thiên nhiên chịu ảnh hưởng từ cuộc xung đột trong năm đầu tiên, theo báo cáo của tổ chức Greenpeace, bao gồm cháy rừng do tên lửa và ô nhiễm đất, nước do khí độc.
Dòng nước trên sông Dnieper đã bị gián đoạn nhiều tháng khi lực lượng vũ trang Nga chiếm con đập vào năm ngoái. Mực nước đã giảm 2 m, gây hại cho động thực vật ở bãi bồi. Nhóm nghiên cứu của Greenpeace nhận thấy, việc những nơi này đột ngột khô cằn làm chết hàng loạt động vật thân mềm, tôm và các loài địa phương khác.
Trong khi các nhà chức trách Ukraine gấp rút sơ tán người dân, nhiều tình nguyện viên cũng đang nỗ lực cứu động vật gặp nạn. Các nhà hoạt động của tổ chức UAnimals cứu chó mèo và đưa chúng lên ôtô. Vườn thú Kazkova Dibrova ở thị trấn Nova Kakhovka nằm trên đường chảy của nước lụt và bị ngập hoàn toàn. Trong số 260 con vật của vườn thú, chỉ có thiên nga và vịt sống sót.

Hang động pha lê độc đáo nhất thế giới
Được biết đến là một trong những hang động bí ẩn nhất thế giới, hang động pha lê (Caves crystal) luôn là sức hút lớn với các nhà khoa học thám hiểm.

Siêu hạn hán ở Mỹ: Mặt hồ trơ đáy nứt nẻ, xác cá khô cứng tạo nên khung cảnh siêu thực
Một chiếc thuyền máy cũ vô chủ nhô lên khỏi lớp bùn đất nứt nẻ như một tấm bia mộ khổng lồ. Văn bia của nó có thể viết: Đây là vùng nước của Hồ Mead.

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"
Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Đặc điểm nổi bật của khí hậu châu Phi là gì?
Nhắc đến châu Phi là nhắm đến châu lục với nhiệt độ nóng bức quanh năm. Một châu lục với nhiều điều kiện phát triển kinh tế khó khăn, lạc hậu.

Khí hậu Địa Trung Hải
Các loại hình khí hậu trên thế giới rất đa dạng, các nhà thủy văn học thường căn cứ vào đặc điểm của vùng để đặt tên cho khí hậu như: khí hậu sa mạc, khí hậu thảo nguyên, khí hậu rừng mưa,... duy có kh&iacu

Tại sao những vùng rừng núi thường mưa nhiều?
Theo thống kê, lượng mưa đo được ở những vùng có mật độ rừng núi che phủ lớn gấp mấy lần ở những nơi không có rừng núi. Lượng mưa nhiều hay ít được quyết định bởi lượng hơi nước trong không khí.
