Thảm họa núi lửa khiến vương triều nữ hoàng Cleopatra sụp đổ

Vụ phun trào núi lửa lớn gây ra những bất ổn xã hội, góp phần vào sự sụp đổ của vương triều Ai Cập do nữ hoàng Cleopatra trị vì.

Một nhóm nghiên cứu quốc tế tìm ra ví dụ lịch sử cho thấy tự nhiên có khả năng kiểm soát vận mệnh của con người. Những ngọn núi lửa chịu một phần trách nhiệm gây ra sự sụp đổ của Vương quốc Ptolemaic, Ai Cập, do nữ hoàng Cleopatra lãnh đạo. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Communications hôm 17/10.

Thảm họa núi lửa khiến vương triều nữ hoàng Cleopatra sụp đổ
Ai Cập xảy ra một vụ phun trào núi lửa vào năm 44 trước Công nguyên. (Ảnh minh họa: Indococirles).

Các nhà khoa học căn cứ vào những tài liệu ghi chép thời điểm phun trào núi lửa trong quá khứ. Sau đó họ đối chiếu thông tin này với tài liệu nói về sự bất ổn của xã hội Ai Cập và lịch sử mực nước sông Nile thời cổ đại, theo Popular Mechanics.

Họ phát hiện Ai Cập xảy ra một vụ phun trào núi lửa khổng lồ vào năm 44 trước Công nguyên. Vụ phun trào làm ảnh hưởng đến sự hình thành gió mùa ở châu Phi. Ngoài ra, nó giải phóng một lượng lớn khí lưu huỳnh đioxit (SO2) vào tầng bình lưu, tạo ra các hạt sol khí (aerosol) ngăn cản ánh sáng Mặt Trời. Điều này khiến lượng nước bốc hơi từ đại dương giảm xuống và qua đó làm giảm lượng mưa.

Theo Guardian, lượng mưa giảm dẫn đến nạn đói, bệnh dịch hạch và bất ổn xã hội. Đây là nguyên nhân làm suy yếu quyền lực của nữ hoàng Cleopatra trong một thập kỷ trước khi bà thất bại trong trận chiến với quân đội La Mã vào năm 30 trước Công nguyên.

"Người Ai Cập cổ đại phụ thuộc gần như hoàn toàn vào lũ lụt sông Nile trong mùa hè để canh tác nông nghiệp. Sau vụ phun trào núi lửa, lũ lụt sông Nile giảm xuống trong nhiều năm dẫn đến bất ổn xã hội, gây ra những hậu quả xấu về kinh tế, chính trị", Joseph Manning, tác giả chính của nghiên cứu tại Đại học Yale, Mỹ, cho biết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hóa thạch loài khủng long lớn nhất Thái Lan vừa được tìm thấy

Hóa thạch loài khủng long lớn nhất Thái Lan vừa được tìm thấy

Một hóa thạch của một con khủng long được cho là lớn nhất từng được tìm thấy ở Thái Lan đã được phát hiện ở vùng Đông Bắc của đất nước này.

Đăng ngày: 23/10/2017
Phát hiện hóa thạch răng bí ẩn 9,7 triệu năm tuổi ở Đức

Phát hiện hóa thạch răng bí ẩn 9,7 triệu năm tuổi ở Đức

Một nhóm các nhà khảo cổ Đức đã phát hiện những chiếc răng bí ẩn ở lòng sông Rhine cổ theo công bố của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở Mainz hôm 18/10.

Đăng ngày: 21/10/2017
Trung Quốc phát hiện ổ trứng của loài khủng long chưa từng được biết đến

Trung Quốc phát hiện ổ trứng của loài khủng long chưa từng được biết đến

Các nhà khoa học ở miền đông Trung Quốc vừa phát hiện ra một tổ trứng khủng long hóa thạch hoàn toàn mới.

Đăng ngày: 21/10/2017
Hài cốt nghìn năm còn nguyên da phát lộ sau bão ở Ireland

Hài cốt nghìn năm còn nguyên da phát lộ sau bão ở Ireland

Cơn bão với sức gió 120km/h hoành hành ở lối đi men theo bờ biển suốt nhiều giờ hôm 17/10 và làm lộ một khu chôn cất cổ đại, theo IFL Science.

Đăng ngày: 21/10/2017
Sự thật giật mình đằng sau “cục đá mọc tóc trắng” kỳ dị

Sự thật giật mình đằng sau “cục đá mọc tóc trắng” kỳ dị

Theo Gigcasa, khi đi dạo trên biển một người đàn ông ở Trung Quốc vô tình tìm thấy tảng đá biển kỳ lạ có “mái tóc

Đăng ngày: 20/10/2017
Đầu tượng thạch cao của vua Akhenaten được khai quật tại Ai Cập

Đầu tượng thạch cao của vua Akhenaten được khai quật tại Ai Cập

Người đứng đầu cuộc khai quật cho biết đầu tượng này có chiều cao 9cm, dài 13,5cm và rộng 8cm, đã được khai quật trong lần khai quật đầu tiên tại Đền Atun ở Tel El-Amarna.

Đăng ngày: 20/10/2017
7 bộ xương 3.200 tuổi hé lộ về nghi lễ tàn bạo ở Peru

7 bộ xương 3.200 tuổi hé lộ về nghi lễ tàn bạo ở Peru

Theo Newsweek, những hài cốt này có niên đại từ năm 1200 đến năm 500 trước Công Nguyên.

Đăng ngày: 19/10/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News