Thân cây lớn cháy rực từ bên trong
Người dân phát hiện một cây gỗ lớn bị thiêu rỗng ruột do lửa bốc cháy từ bên trong nhưng phần vỏ ngoài vẫn bình thường.
Những cảnh quay hiếm gặp được Benjamin Garland ghi lại và chia sẻ trên Storyful hôm 15/11 cho thấy một cây gỗ lớn ở bang New South Wales, Australia bốc cháy đỏ rực từ bên trong nhưng phần vỏ phía ngoài hầu như không bị ảnh hưởng. Ngọn lửa có thể đã cháy âm ỉ từ vài ngày trước khi một đám cháy lớn quét qua khu rừng.
Cây gỗ lớn bốc cháy đỏ rực từ bên trong nhưng phần vỏ phía ngoài hầu như không bị ảnh hưởng.
"Tôi phát hiện thân cây bị lửa thiêu rỗng ruột khi đang trên đường trở về nhà sau đám cháy. Ngọn lửa đã tắt vào ngày hôm sau và chỉ còn lại lớp vỏ và gỗ mỏng bên ngoài", Garland chia sẻ.
Nguyên nhân đằng sau hiện tượng kỳ lạ này hiện vẫn chưa được làm rõ, nhưng theo một trường hợp tương tự được ghi nhận ở bang Texas, Mỹ vào tháng trước, nó có thể liên quan đến nấm mật ong, một loài ký sinh ăn thân gỗ kiến cây bị rỗng ruột. Điều này khiến phần gỗ phía trong bốc cháy trước khi tiếp xúc với lửa.
Ngoài ra, sét đánh cũng có thể khiến cây bốc cháy từ bên trong, theo IFL Science. Lý do là bởi nhựa cây dẫn điện và nhiệt tốt hơn gỗ, nên khi bị sét đánh, nó bị đốt đến nhiệt độ rất cao trong thời gian ngắn, gây ra áp lực lớn từ bên trong, khiến thân cây bốc cháy hoặc thậm chí là phát nổ.
Cây bốc cháy bên trong ở Australia. (Video: Storyful).

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ
Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Loài hoa quý hiếm nhất nhì hành tinh, cứ trời mưa là "tàng hình"
Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.

Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta
Có phải đã ít nhất một lần bạn tò mò về cái bọc kỳ lạ dính trên tường này? Hôm nay chúng ta sẽ biết đáp án.

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.
