Than sinh học: Cứu tinh cho đất chua, phèn, nhiễm độc
Than sinh học kết hợp với giải pháp phân hữu cơ, giun đất và cây họ đậu cố định đạm sẽ tạo thành bức tường vững chắc giúp duy trì và phục hồi chất lượng đất canh tác theo thời gian, đóng góp đáng kể vào việc giữ gìn an ninh lương thực ở cấp độ vùng, miền.
Đất bị bạc màu, rửa trôi là mối nguy lớn với nông nghiệp ở Việt Nam và thế giới, ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh lương thực quốc gia và đời sống sinh kế của người dân vùng nông thôn.
Hội đồng kỹ thuật liên quốc gia về Tài nguyên đất (ITPS – FAO) đã báo cáo về tình trạng đất trên thế giới, trong đó nêu rõ đất là nền tảng của sự sống, nhưng nguồn tài nguyên này đang bị dồn ép đến các giới hạn khủng hoảng bởi hoạt động của con người. Bởi vậy, việc cung cấp những giải pháp phục hồi sức khỏe đất về dài hạn là rất cấp thiết.
Trong đó, ứng dụng than sinh học đưa vào đất được sử dụng ngày càng rộng rãi nhờ cải thiện được độ tơi xốp, nâng cao khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng, làm giàu chất hữu cơ và tăng cường hoạt động của hệ vi sinh vật đất, giúp cây trồng phát triển bền vững. Đây cũng là giải pháp công nghệ đang được Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN TP.HCM (CESTI) giới thiệu.
Sử dụng than sinh học kết hợp với phân hữu cơ được đánh giá có tác dụng hiệu quả cải tạo đất.
Nhiều công trình nghiên cứu liên quan những năm gần đây cũng tập trung vào việc đánh giá hiệu quả của than sinh học đến cây trồng và chất lượng đất, cho thấy việc sử dụng rộng rãi hơn than sinh học trong hoạt động trồng trọt đang phát triển và nhân rộng.
Theo các chuyên gia, nhờ đặc tính diện tích bề mặt riêng lớn, nhiều cấu trúc lỗ rỗng, hàm lượng carbon cao, tính kiềm (rất phù hợp để cải tạo đất phèn, chua) và độ dẫn điện cao nên than sinh học từ trấu có thể nâng cao sức khỏe đất toàn diện.
Than sinh học sau khi bão hòa nước được bón lót vào đất theo rãnh hoặc hàng canh tác (đối với cây ngắn ngày) hoặc xung quanh tán cây (đối với cây dài ngày).
Để tăng hiệu quả, than sinh học được phối trộn với phân bò theo tỷ lệ 70:30 sau đó bổ sung thêm 10% sinh khối trùn quế và tạo độ ẩm từ 60-80% để giun tăng sinh phát triển trong hỗn hợp than sinh học và phân bò. Than sinh học khi đi cùng với chất hữu cơ vào giun đất sẽ được hệ vi sinh vật đường ruột của giun chuyển hóa thành dạng than sinh học có hàm lượng dinh dưỡng cao.
Ngoài ra, hệ enzyme của giun tiết ra được than sinh học hấp phụ sẽ giúp than sau này có khả năng hấp phụ thuốc trừ sâu tồn dư trong đất tốt hơn, dẫn đến tăng hiệu quả khử độc cho đất, phục hồi sinh thái bằng than sinh học đạt kết quả.
Giải pháp này cải thiện tính ổn định của cấu trúc đất, giảm độ nén, tăng cường khả năng lan truyền nước trong đất, tăng cường độ xốp và khả năng giữ nước của đất.
Bên cạnh đó, than sinh sinh học giúp nâng độ pH của đất, cải tạo đất phèn, chua và tăng khả năng giữ dinh dưỡng cho đất, có thể tiết kiệm được từ 1/4 đến 1/2 lượng phân bón sử dụng. Quy trình công nghệ đơn giản, dễ thực hiện, rẻ tiền, dễ nhân rộng quy mô.

Hướng dẫn cách trồng mướp đắng sai quả tại nhà
Trồng khổ qua (mướp đắng) không hề... khổ chút nào mà trái lại, trồng loại cây này khá dễ dàng từ khâu gieo hạt, chăm sóc, đến thu hoạch.

Kỹ thuật trồng rau muống sạch trong thùng xốp tại nhà
Rau muống là thực vật gắn bó lâu đời với người Việt Nam, đặc biệt với người dân phía Bắc. Hiện nay, người dân có thể tự trồng rau cho mình bằng nhiều phương pháp do kỹ thuật trồng cây của rau muống không quá phức tạp.

Nguyên lý hoạt động của hộp số tự động
Nếu bạn đã từng điều khiển một chiếc ôtô số tự động, chắc chắn bạn sẽ nhận ra hai điều khác biệt rõ ràng giữa một chiếc xe số tự động và chiếc xe sử dụng số cơ khí gài bằng tay.

Cách trồng và chăm sóc cây quất cảnh sau Tết
Sau tết, nếu cây quất trồng lại được chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật, tạo tán cẩn thận thì có thể sinh trưởng tốt và ra quả phục vụ cho tết năm sau.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa mười giờ
Hoa mười giờ là một loại hoa nhỏ, đẹp, thường dùng trồng làm hoa cảnh rất bắt mắt. Những kỹ thuật trồng hoa mười giờ sau sẽ giúp chăm sóc và cho ra những chậu hoa đẹp.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cho cây bầu nhiều quả
Nhờ sở hữu kỹ thuật trồng cây không quá phức tạp, giàn cây có tác dụng tạo bóng râm đồng thời là nguyên liệu cho nhiều món ăn ngon miệng nên cây bầu được trồng và sử dụng ở nhiều nơi.
