Thân thế thực sự của tượng Pharaoh 3.000 năm vừa khai quật

Bộ trưởng Di tích Ai Cập ngày 16/3 cho biết các bộ phận từ tượng pharaoh 3.000 năm vừa được khai quật có thể là của vua Psamtek I thay vì Ramses II như thông tin trước đây.

Theo BBC, Bộ trưởng Khaled el-Anani tuyên bố tại cuộc họp báo rằng bức tượng gần như chắc chắn là tượng pharaoh Psamtek I, cai trị từ năm 664 đến 610 trước Công nguyên.

Một bằng chứng quan trọng là việc các chuyên viên phát hiện 5 tên gọi khác nhau của vua Psamtek được khắc trên tượng cổ.

Thân thế thực sự của tượng Pharaoh 3.000 năm vừa khai quật
Một phần tượng pharaoh được tìm thấy ở Ai Cập ngày 7/3. (Ảnh: AFP).

Bộ trưởng Anani khẳng định việc tìm thấy tượng là một phát hiện quan trọng. "Nếu nó thực sự thuộc về vị pharaoh thì đây là bức tượng lớn nhất của giai đoạn năm 664 đến 332 trước Công nguyên từng được phát hiện ở Ai Cập".

Trước đó, các chuyên gia sau khi khai quật bức tượng ngày 7/3 đã nhận định nó có thể là tượng của vua Ramses II, người cai trị trước Psamtek khoảng 600 năm.

Nguyên nhân do bức tượng được phát hiện tại phế tích đền vua Ramses II ở khu vực xưa kia là thành phố Heliopolis, ngày nay thuộc phía đông Cairo, Ai Cập.

Bức tượng làm từ đá quartzit. Đây là loại đá có độ cứng lớn, chịu phong hóa tốt, cường độ chịu nén cao. Ngoài phần dưới đầu, các nhà khảo cổ còn tìm thấy nửa thân tượng, vương miện và một mảnh của mắt phải.

Theo Guardian, phát hiện này có thể là cú hích cho ngành du lịch Ai Cập vốn bị ảnh hưởng từ phong trào nổi dậy lật đổ Tổng thống Hosni Mubarak hồi năm 2011, dù vẫn là nguồn thu ngoại tệ chính của nước này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Lần đầu tiên, hình ảnh 3D về cấu trúc bên trong kim tự tháp được tiết lộ

Lần đầu tiên, hình ảnh 3D về cấu trúc bên trong kim tự tháp được tiết lộ

Bằng việc sử dụng phương pháp quét 3D laser, tia vũ trụ... các chuyên gia Ai Cập đã xây dựng hình ảnh đa chiều đầu tiên về cấu trúc bên trong kim tự tháp.

Đăng ngày: 17/03/2017
Hóa thạch 1,6 tỷ năm làm lung lay thuyết về sự sống trên Trái Đất

Hóa thạch 1,6 tỷ năm làm lung lay thuyết về sự sống trên Trái Đất

Hai mẫu hóa thạch giống tảo đỏ được cho là hóa thạch thực vật cổ xưa nhất từng tìm thấy trên Trái Đất, làm lung lay giả thuyết về lịch sử sự sống trên hành tinh xanh.

Đăng ngày: 16/03/2017
Vỏ trứng hóa thạch của đà điểu khẳng định thuyết trôi dạt lục địa

Vỏ trứng hóa thạch của đà điểu khẳng định thuyết trôi dạt lục địa

Các nhà khoa học đã khẳng định như vậy trong một công trình nghiên cứu vừa công bố, các kết quả xét nghiệm ADN trong các vỏ trứng đà điểu đã xác nhận một số khía cạnh của lý thuyết trôi dạt lục địa.

Đăng ngày: 15/03/2017
Phát hiện xương sọ bí ẩn 400.000 năm tuổi tại Bồ Đào Nha

Phát hiện xương sọ bí ẩn 400.000 năm tuổi tại Bồ Đào Nha

Một hóa thạch sọ người có niên đại khoảng 400.000 năm tuổi phát hiện tại Bồ Đào Nha đang khiến giới khoa học tranh cãi về tổ tiên của người hiện đại và quá trình tiến hóa của con người.

Đăng ngày: 15/03/2017
Giải mã bí mật kinh thiên về xác ướp Ai Cập

Giải mã bí mật kinh thiên về xác ướp Ai Cập

Trải qua nhiều thế kỷ, nhiều xác ướp Ai Cập còn khá nguyên vẹn với nhiều bí mật bất ngờ đã được các chuyên gia giải mã.

Đăng ngày: 14/03/2017
Pharaoh

Pharaoh "trỗi dậy": Cận cảnh tượng ông tổ vĩ đại 3.000 năm của Ai Cập

Một số phần của bức tượng cao 8m được cho tạc vị pharaoh nổi tiếng Ramses II đã được các nhà khảo cổ khai quật, trong đó nửa thân trên của tượng nặng tới 8 tấn.

Đăng ngày: 14/03/2017
Ngôi mộ kim tự tháp dưới công trường xây dựng Trung Quốc

Ngôi mộ kim tự tháp dưới công trường xây dựng Trung Quốc

Ngôi mộ hình kim tự tháp được khai quật bên dưới một công trường xây dựng ở Hà Nam, Trung Quốc, thu hút sự quan tâm của giới khảo cổ học.

Đăng ngày: 14/03/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News