Tháng 8 vừa qua được ghi nhận nóng kỷ lục trong vòng 136 năm
Tháng 8 vừa qua được ghi nhận là một trong những tháng 8 nóng nhất kể từ khi các dữ liệu bắt đầu được thu thập từ 136 năm trước, theo kết quả một phân tích được thực hiện hàng tháng bởi Viện nghiên cứu không gian Goddard của NASA. Kỷ lục vừa thiết lập nằm trong chuỗi các kỷ lục nhiệt độ hàng tháng, bắt đầu từ gần 1 năm trước. Thông thường, tháng nóng nhất sẽ là tháng 7, nhưng tháng 8 gần đây lại là tháng nóng nhất từng được ghi nhận.
Tháng 8/2016 có nhiệt độ cao hơn 0,16 độ C so với kỷ lục nhiệt độ cũng được ghi nhận trước đó vào tháng 8/2014.
Cụ thể, tháng 8/2016 có nhiệt độ cao hơn 0,16 độ C so với kỷ lục nhiệt độ cũng được ghi nhận trước đó vào tháng 8/2014. Con số này cũng cao hơn 0,98 độ C so với mức nhiệt độ trung bình của tháng 8, từ năm 1951-1980. Các phân tích hàng tháng được tạo ra bằng cách sử dụng các dữ liệu công khai thu được từ các trạm nghiên cứu ở Nam Cực, với sự hỗ trợ của các công cụ đo nhiệt độ bề mặt nước biển, cũng như 6.300 trạm khí tượng trên toàn thế giới.
Thật ra thông tin về nhiệt độ kỷ lục của tháng 8 vừa qua cũng không quá ngạc nhiên, bởi cụm từ "nóng kỷ lục" này dường như đã trở thành một xu hướng, bắt đầu từ tháng 10 năm ngoái và năm nay cũng được các nhà khoa học dự đoán là sẽ có thêm nhiều những kỷ lục như vậy.
Biến đổi khí hậu ngày càng cho thấy những tác động của nó đến đời sống của con người. Nhiệt độ tăng lên đồng nghĩa với mực nước biển dâng cao, sẽ nhấn chìm nhiều khu dân cư ở các vùng đồng bằng ven biển. Và theo một nghiên cứu gần đây, việc khí hậu ngày càng nóng cũng khiến cho những cơn bão tấn công vào Đông Nam Á trở nên mạnh mẽ hơn. Ngoài ra, nhiệt độ tăng cao cũng kéo theo nhiều hệ lụy khác, bao gồm cả việc thiếu nguồn nước sạch, hạn hán, cháy rừng,...

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá
Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?
Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.

Ô nhiễm ánh sáng là gì? Cách giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng
Thực sự chưa bao giờ, người ta ý thức tới một mối nguy hiểm tiềm tàng khác đang "lớn dần", đó là sự ô nhiễm ánh sáng.
