Thang thoát hiểm "biết tự lắp ghép" cho các khu nhà phố liền kề

Thang gồm các module cố định và di động, khi kích hoạt các module sẽ tự động lắp ghép vào nhau theo thứ tự để tạo thành một thang liền mạch.

Hiện nay ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, các khu nhà phố có kết cấu từ 5 tầng trở xuống chiếm số lượng lớn. Nhà phố dạng này thường xây dựng san sát nhau và hầu như không được trang bị thang thoát hiểm. Cùng với đó, người dân đa phần chưa có ý thức trang bị thiết bị thoát hiểm cá nhân. Với những khu nhà phố trong hẻm, khi xảy ra hỏa hoạn, công tác cứu hộ, chữa cháy cũng rất khó thực hiện. Ngoài ra, nhà phố thường được rào chắn kỹ lưỡng để chống trộm sẽ rất nguy hiểm nếu có hỏa hoạn xảy ra.

Nhóm nghiên cứu Viện Khoa học An toàn Vệ sinh lao động TP.HCM mới đây đã thiết kế, chế tạo thành công hệ thống thoát hiểm cho nhà phố liền kề khi hỏa hoạn xảy ra. Đây cũng là đề tài nghiên cứu được Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM nghiệm thu năm 2019.

Thang thoát hiểm biết tự lắp ghép cho các khu nhà phố liền kề
Hệ thống thang thoát hiểm cho nhà phố liền kề.

Theo TS. Nguyễn Ngọc Hải, thành viên nhóm nghiên cứu, hiện nay có rất nhiều công trình xây dựng nhà phố trên địa bàn cả nước và hầu hết đều không được trang bị hệ thống thoát hiểm. Mặt khác, những sản phẩm thoát hiểm thường chỉ trang bị cho những công trình lớn. Chính vì thể thiết bị thoát hiểm cho nhà phố có thể đáp ứng tốt các yêu cầu thực thì nhu cầu thị trường rất lớn.

Hệ thống thang thoát hiểm của nhóm được thiết kế dành cho nhà phố 4 tầng gồm 1 tầng trệt và 3 tầng lầu. Hệ thống thang thoát hiểm chế tạo có tải trọng 225 kg, gồm khung sườn chứa 1 module thang cố định (a) và 3 module thang di động (b), (c), (d). Mỗi module thang thoát hiểm gồm thang, cơ cấu trượt xoắn và bộ phận kích hoạt. Thang cố định, di động dài 3,3m; khung sườn dài 0,3m rộng 1,9m; cơ cấu kích hoạt: 3 bộ; thời gian lắp ghép hệ thống là 6 giây.

Thang thoát hiểm biết tự lắp ghép cho các khu nhà phố liền kề
Thử nghiệm lắp ghép thang.

Hệ thống thoát hiểm được lắp cố định vào vị trí ban công ở tầng cao nhất. Cơ cấu thang cố định được liên kết với khung sườn của hệ thống có tác dụng giữ toàn bộ các cơ cấu thang còn lại. Tại các tầng đều có bộ phận kích hoạt, khi hỏa hoạn thì người gặp nạn bên trong chỉ cần kích hoạt hệ thống thoát hiểm sẽ hoạt động.

Quá trình lắp ghép tự động hệ thống thoát hiểm như sau: thang (d) chuyển động rơi xuống nhờ trọng lực và lắp ghép vào thang (c) rơi xuống và lắp ghép vào thang (b). Khi kích hoạt hệ thống lắp ghép thành 1 thang dài từ tầng 3 xuống tầng trệt, thời gian lắp ghép là 6 giây. Lúc này người gặp nạn bên trong có thể di chuyển theo thang xuống nơi an toàn.

Thang thoát hiểm biết tự lắp ghép cho các khu nhà phố liền kề
Khung sườn của thang thoát hiểm.

“Hệ thống thang thoát hiểm này có rất nhiều ưu điểm như tính thẩm mỹ cao do toàn bộ cơ cấu nằm trong hộp và được thiết kế phù hợp với điều kiện thực tế của nhà phố; nhỏ gọn, dễ dàng lắp đặt ở những không gian nhỏ hẹp, không chiếm nhiều diện tích; giúp phòng, chống kẻ gian xâm nhập.

Ngoài ra, cơ cấu trượt cơ không sử dụng điện nên tính bền cao và đảm bảo hoạt động tốt trong lúc hỏa hoạn. Với nguyên lý trượt xoắn sẽ dễ dàng kích hoạt cho cơ cấu tiếp theo. Cơ cấu xoắn tạo lắp ghép giữa 2 thang và lực kéo xuống càng lớn thì cơ cấu xoắn càng ép lại. Vì thế, sau khi 2 thang được ghép với nhau sẽ không có tình trạng bung ngược trở lại. Hệ thống có cơ cấu thang làm bằng kim loại nên độ cứng vững cao hơn thang dây. Khi gặp hỏa hoạn, người cần thoát hiểm có thể kích hoạt hệ thống dễ dàng”, TS. Nguyễn Ngọc Hải cho biết thêm

Thang thoát hiểm biết tự lắp ghép cho các khu nhà phố liền kề
Hệ thống được thử nghiệm tại Viện Khoa học An toàn Vệ sinh lao động TP.HCM.

Hệ thống thang thoát hiểm do nhóm chế tạo được thử nghiệm tại Viện Khoa học An toàn Vệ sinh lao động TP.HCM. Quá trình thử nghiệm đáp ứng được yêu cầu thực tế. Giá thành chế tạo hệ thống cho nhà nhà 1 trệt 3 lầu ước tính khoảng 33 triệu đồng, rẻ hơn một số hệ thống thoát hiểm kiên cố.

Vì vậy, nhóm nghiên cứu sẵn sàng chuyển giao công nghệ, sản xuất hàng loạt để lắp ráp cho các khu nhà phố liền kề; mong muốn đưa sản phẩm ra thị trường, sử dụng rộng rãi tại các hộ gia đình, góp phần đảm bảo an toàn và phòng khi có sự cố xảy ra.

Tuy nhiên, theo TS Hải, hiện ý thức người dân về phòng cháy chữa cháy chưa cao nên chưa quan tâm đến thiết bị thoát hiểm. Chính vì thế, nhóm nghiên cứu cũng mong muốn được hỗ trợ kinh phí để tiếp thị và quảng cáo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Học sinh Việt làm mũ cách ly di động sáng tạo

Học sinh Việt làm mũ cách ly di động sáng tạo

Chiếc mũ giúp người cách ly làm việc bình thường và thoải mái, thậm chí không cần cách ly tập trung 14 ngày.

Đăng ngày: 09/07/2020
Thợ điện

Thợ điện "giải mã" hiện tượng điều hòa kém mát trong ngày nắng nóng

(Dân trí) - Vào một ngày nắng nóng, chiếc điều hòa bỗng nhiên "dở chứng", khiến nó không thể hoạt động hoặc không cảm nhận được luồng gió mát như mọi ngày. Bạn có biết nguyên nhân tại sao?

Đăng ngày: 16/06/2020
Cách chống nóng cho nhà mái bằng hiệu quả nhất

Cách chống nóng cho nhà mái bằng hiệu quả nhất

Khí hậu ở Việt Nam vào những ngày hè nóng bức, vì thế các công trình xây dựng, nhà ở luôn phải tìm ra những phương pháp chống nóng cho nhà mái bằng.

Đăng ngày: 12/06/2020
Kỹ thuật nuôi gà Mía và phòng bệnh bằng thảo dược

Kỹ thuật nuôi gà Mía và phòng bệnh bằng thảo dược

Gà Mía là giống đặc sản có nguồn gốc ở xã Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) gắn liền với những địa danh tiêu biểu của xứ Đoài như chợ Mía, chùa Mía.

Đăng ngày: 11/06/2020
Nguyên lý và cách chế tạo pin chanh

Nguyên lý và cách chế tạo pin chanh

Chỉ với nguyên lý đơn giản là bạn có thể tạo ra được dòng điện từ quả chanh.

Đăng ngày: 11/06/2020
Biến phụ phẩm trái xoài thành giấm thơm ngon nhờ lên men hồi lưu

Biến phụ phẩm trái xoài thành giấm thơm ngon nhờ lên men hồi lưu

Sản xuất giấm từ thịt xoài vụn bằng phương pháp lên men hồi lưu vừa cho ra sản phẩm giấm an toàn từ thiên nhiên và góp phần giảm lãng phí trong quá trình chế biến xoài.

Đăng ngày: 11/06/2020
Thầy giáo chế tạo máy làm bún phở

Thầy giáo chế tạo máy làm bún phở "thần diệu", xuất khẩu ra nước ngoài

Bước chân vào ngành cơ khí, PGS.TS Trần Doãn Sơn chọn nghiên cứu những sản phẩm "nhà quê" như máy sản xuất bún, phở, bánh tráng… với mong muốn đưa món ăn Việt ra thế giới.

Đăng ngày: 11/06/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News