Thành Cát Tư Hãn tàn sát nhiều người đến thay đổi khí quyển
Thông qua những cuộc tấn công và tàn sát, đội quân của Thành Cát Tư Hãn khiến lượng carbon dioxide khổng lồ biến mất khỏi khí quyển, có thể khiến Trái Đất lạnh hơn.
Dựa trên lõi băng Nam Cực, các nhà khoa học đến từ Viện Carnegie ở Mỹ xác định có một sự sụt giảm đột ngột về lượng carbon trong khí quyển (khoảng 3 ppm) từ năm 1200 đến năm 1470 (ppm là part per million, có nghĩa là một phần một triệu, dùng để đo mật độ của chất nào đó trong một khối lượng hoặc thể tích cực nhỏ). Thời gian này tương ứng với lúc quân Mông Cổ xâm chiếm châu Á và đại dịch Cái chết đen ở châu Âu. Sự sụt giảm thứ hai ở mức 4,6 ppm cũng được phát hiện vào giữa năm 1560 và 1680, trùng lặp với sự kiện thuộc địa hóa châu Mỹ và sự sụp đổ của nhà Minh ở Trung Quốc, IFL Science hôm 16/11 đưa tin. Nhóm nghiên cứu công bố phát hiện trên tạp chí The Holocene.
Thành Cát Tư Hãn là người chỉ huy các cuộc xâm lược của quân Mông Cổ ở châu Á. (Ảnh: Yusuf Sami Kamadan).
Cả 4 sự kiện trên đều cướp đi vô số sinh mạng, khiến các nhà nghiên cứu băn khoăn liệu dân số toàn cầu giảm đột ngột có góp phần vào thay đổi ở nồng độ CO2 hay không. Theo họ, số lượng người giảm dẫn tới hạn chế chặt phá rừng, cho phép nhiều cây mọc hơn và đóng vai trò như bể carbon.
Nhằm tìm hiểu, nhóm nghiên cứu phục dựng thay đổi trong mô hình sử dụng đất trên toàn cầu từ năm 800 tới nay, kết hợp bản đồ nông nghiệp đã xuất bản và số liệu dân số. Trong số 4 sự kiện đã nêu, cuộc xâm lược của quân Mông Cổ do Thành Cát Tư Hãn khởi xướng vào năm 1200 và kéo dài tới năm 1380 có tác động lớn nhất tới khí hậu.
Theo các nhà nghiên cứu, quân đội Mông Cổ tàn sát khoảng 30% trong số 115 triệu người họ gặp trên đường tiến công, dẫn tới 142.000km2 rừng mọc lại. Thảm thực vật tăng lên bất ngờ giúp loại bỏ 684 triệu tấn carbon trong khí quyển, kéo theo mức giảm 0,183 ppm trên toàn cầu. Ngược lại, đại dịch Cái chết đen chỉ khiến carbon trong khí quyển giảm 0,026 ppm. Trong khi đó, sự kiện thuộc địa hóa châu Mỹ và sự sụp đổ của nhà Minh làm lượng carbon giảm tương ứng là 0,013 và 0,048 ppm.
Dù vậy, không có sự kiện lịch sử nào kể trên có thể giải thích những thay đổi khí hậu ở lõi băng cổ đại. Theo nhóm nghiên cứu, nguyên nhân là do cây cối thường mất hàng thập kỷ để trưởng thành. Dân số sẽ phục hồi và tiếp tục chặt phá rừng từ lâu trước khi cây mới có khả năng tác động tới nồng độ carbon.
Ngoài ra, dù mỗi sự kiện làm giảm số lượng người ở một khu vực cụ thể trên thế giới, lượng khí thải từ nơi khác trên hành tinh có khả năng bù trừ phần lớn carbon mất đi từ việc giảm chặt phá rừng. Các nhà nghiên cứu kết luận cuộc xâm lược của quân Mông Cổ chỉ khiến lượng khí carbon CO2 ngừng tăng tạm thời.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Sự thật gây sốc: Tổ tiên quái thú của chúng ta đáng sợ hơn khủng long bạo chúa
Phân tích mới về quái thú Whatcheeria với nhiều phần hài cốt từng xuất hiện trên đất Mỹ đã khiến các nhà cổ sinh vật học phải gọi nó là kẻ săn mồi siêu phàm.

Sử dụng AI để đọc chữ trên cuộn giấy cổ 2.000 năm, thanh niên nhận tiền thưởng "khủng"
AI đang thay đổi cuộc sống của con người trong nhiều khía cạnh, thậm chí nó còn giúp một thanh niên nhận tiền thưởng 40.000 USD vì đọc được chữ trên cuộn giấy cổ 2.000 năm.

Cuộc giải cứu "bằng chứng văn minh nhân loại" nặng nửa tấn của các nhà khoa học tại cực Nam Lục địa đen
Bằng chứng về nền văn minh nhân loại với tuổi đời hàng vạn năm đã được "giải cứu" mới đây ở một bờ biển Nam Phi.

Kỹ thuật mới giúp giải phóng "hoàng tử băng" 1.300 năm tuổi
Các chuyên gia sử dụng một kỹ thuật mới để rã đông hài cốt 1.300 năm của đứa trẻ được mệnh danh là "hoàng tử băng" sau khi đông lạnh bộ xương bằng nitơ để bảo tồn.

Tìm thấy chai rượu vang 1.700 năm trong mộ cổ, chuyên gia nói có thể vẫn uống được
Các nhà khảo cổ học nhận định, chất lỏng ở bên trong chai rượu vang 1.700 năm tuổi có thể vẫn uống được nhờ được bảo quản đặc biệt.
