Thành công đến từ vụ nổ tên lửa mạnh nhất thế giới Starship

13h giờ GMT chiều 18/11 (20h theo giờ Việt Nam), tên lửa khổng lồ cao 120 mét đã cất cánh khỏi mặt đất từ bãi phóng ở Boca Chica, Mỹ. Song cả hai tầng của tên lửa đều đã phát nổ.

Tại sao lần thử nghiệm này được coi là thành công đối với SpaceX

Theo đúng kế hoạch, bảy phút kể từ thời điểm phóng, tên lửa thực hiện giai đoạn tách rời, sau đó hệ thống đẩy Super Heavy sẽ hạ cánh trở lại xuống Vịnh Mexico.

Trong khi đó, đoạn trên của Starship là tàu vũ trụ sẽ tiến đến quỹ đạo, thực hiện một phần vòng quay quanh hành tinh chúng ta và trở lại đảo Hawaii sau 90 phút kể, từ thời điểm phóng.

Tuy nhiên, trong lần thử nghiệm ngày hôm qua, cả hai tầng của tên lửa đã phát nổ.


Tên lửa mạnh nhất thế giới cất cánh thành công. (Nguồn: Space).

Cụ thể, sau khi tên lửa Starship thành công tách rời, được cho là giai đoạn nhiều rủi ro nhất trong lần thử nghiệm này, hệ thống đẩy Super Heavy đã lộn ngược trở lại Trái Đất.

6 động cơ trên Super Heavy khởi động thành công, phục vụ trong quá trình hạ cánh trở lại mặt đất, song nó đã nổ tung trên bầu trời.

Trong khi, đoạn trên của tên lửa là tàu vũ trụ Starship cũng đã kích hoạt động cơ và tiếp tục bay đến độ cao 148km, vượt qua Đường Kármán, ranh giới chính thức giữa bầu khí quyển của Trái Đất và vũ trụ. Song trung tâm điều hành mặt đất đã mất tín hiệu với con tàu, dẫn đến một vụ nổ xảy ra.

Hiện tại, vẫn chưa rõ cả hai vụ nổ này có phải do đội ngũ kỹ sư gửi lệnh tự hủy hay không.

Tuy nhiên, giới chuyên gia đánh giá đây là vụ thử nghiệm thành công của SpaceX do tên lửa đã khắc phục được những thất bại từ lần thử nghiệm đầu tiên diễn ra vào ngày 20/4 vừa qua.

Tên lửa Starship đã rời bệ phóng với toàn bộ 33 động cơ Raptor được trang bị trên hệ thống đẩy Super Heavy đều hoạt động. Trong khi, giai đoạn mà SpaceX lo lắng nhất trong lần thử nghiệm này, chính là việc tách tầng của tên lửa Starship cũng đã thành công.

Sau vụ thử nghiệm tên lửa Starship, ông chủ SpaceX đã chúc mừng đội ngũ SpaceX trên mạng xã hội X (trước đó là Twitter) với những thành công mà họ đã đạt được.

Chuyến bay thử nghiệm thứ hai được mô tả là rất hứa hẹn cho SpaceX và đưa ra cái nhìn thoáng qua về chuyến bay thứ ba, thậm chí còn thành công hơn, sớm nhất là vào tháng 1/2024

Starship ảnh hưởng như thế nào đối với các sứ mệnh trong tương lai?

Sự phát triển của Starship dường như chưa đủ nhanh để phù hợp với kế hoạch của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ, hãng đã ký hợp đồng với SpaceX sử dụng Starship làm tàu đổ bộ Mặt Trăng để đưa các phi hành gia lên bề mặt hành tinh này lần đầu tiên kể từ năm 1972.


Tên lửa Starship tại bãi phóng vũ trụ ở Boca Chica, Mỹ. (Ảnh: Space).

Nhiệm vụ này có tên là Artemis 3, được lên kế hoạch chính thức vào năm 2025, một thời điểm dường như ngày càng trở nên phi thực tế, nếu tên lửa Starship không thể có những thử nghiệm thành công hoàn toàn.

Elon Musk muốn biến Starship thành phương tiện di chuyển phổ biến đến bất kỳ điểm đến nào trong Hệ Mặt Trời bao gồm cả sao Hỏa. Mục tiêu của nó là thành lập một thuộc địa tự trị trên hành tinh Đỏ, nhằm biến loài người thành một loài đa hành tinh.

Ông chủ SpaceX giải thích, nếu kích thước của Starship được cho là quá lớn đối với tên lửa, đó là do việc xây dựng một căn cứ lâu dài trên Mặt Trăng và một thành phố trên sao Hỏa đòi hỏi một phương tiện phải mang theo được hàng triệu tấn trọng tải.

Nhưng sự đổi mới của Starship là nó hoàn toàn có thể tái sử dụng, với hai giai đoạn được thiết kế để quay trở lại bệ phóng, do đó nó sẽ giảm chi phí vận chuyển.

Hiện chỉ có giai đoạn đầu tiên của tên lửa Falcon 9 của SpaceX là có thể tái sử dụng.

Starship lớn hơn tên lửa SLS của NASA, cất cánh lần đầu tiên cách đây một năm và tên lửa Saturn V huyền thoại, tên lửa dành cho chương trình Mặt Trăng Apollo (dài 111m). Lực đẩy cất cánh của Starship cũng mạnh gấp đôi hai phương tiện phóng này.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất