Nguyên nhân đáng sợ khiến nam giới toàn cầu "yếu" đi trong 50 năm
Một nghiên cứu mới của Mỹ dựa trên dữ liệu 1.774 nam giới trưởng thành ở châu Á, Bắc Mỹ, Nam Mỹ và châu Âu đã chỉ ra nguyên nhân cho một vấn đề gây bối rối nhiều năm qua.
Một số nghiên cứu dạng đánh giá lớn trong những năm gần đây chỉ ra một trong những nguyên nhân khiến tình trạng vô sinh - hiếm muộn ngày càng phổ biến là chất lượng tinh trùng ở nam giới dường như dần suy giảm một cách kỳ lạ.
Nghiên cứu mới từ dẫn đầu bởi tiến sĩ Melissa Pery, nhà dịch tễ học - vi trùng học của Trường Đại học George Mason (Mỹ) đã sử dụng bộ dữ liệu được thu thập trong 50 năm từ 25 nghiên cứu trên khắp thế giới và tìm ra một vấn đề lớn.
Vô sinh - hiếm muộn đang là vấn đề ảnh hưởng ngày một lớn đến nam giới toàn cầu - (Ảnh minh họa từ Internet)
Kết quả vừa công bố trên tạp chí khoa học Environmental Health Perpectives khẳng định đó chính là việc gia tăng phơi nhiễm thuốc trừ sâu.
Bạn không cần phải là nông dân mới gặp phải vấn đề đó. Phơi nhiễm thuốc trừ sâu có thể diễn ra một cách âm thầm do tiếp xúc với nguồn nước và nguồn thực phẩm bị ô nhiễm các hóa chất độc hại này.
Điều này được tìm ra dựa trên manh mối đầu tiên là mối tương quan giữa mật độ tinh trùng và một số bệnh dường như chẳng liên quan khác, ví dụ như ung thư.
Người có mật độ tinh trùng thấp hay bị ung thư và ngược lại không nhất thiết là do cái này tác động đến cái kia, mà là do một thứ khác cùng gây ra cả hai vấn đề: Thuốc trừ sâu.
"Thật khó để xác định một cơ chế tác động sinh học duy nhất giải thích các mối liên hệ bất lợi được quan sát" - các tác giả thừa nhận.
Tuy nhiên các thí nghiệm trên động vật của họ đã xác định điều đó. Ngoài việc gây ung thư, thuốc trừ sâu còn gây viêm trong não các con chuột thí nghiệm, ngay vùng não điều hành khả năng sản xuất tinh trùng.
Độc tính chính của các loại thuốc trừ sâu được dùng phổ biến như nhóm organiphosphate và N-methyl carbamate chính là ức chế các enzyme liên quan đến sự phân hủy bình thường của các chất dẫn truyền thần kinh như acetylcholine.
"Bằng chứng sẵn có đã đạt đến mức chúng ta phải thực hiện hành động quản lý để giảm phơi nhiễm thuốc trừ sâu" - tiến sĩ Perry nói.
Một đánh giá vào năm 2022 cho thấy số lượng tinh trùng trung bình ở những tình nguyện viên trên khắp thế giới đã giảm 51% từ năm 1973 đến năm 2018, cho dù những người bị vô sinh đã được loại khỏi nghiên cứu.
Cụ thể số tinh trùng trung bình trong mỗi ml tinh dịch đã giảm từ 101,2 triệu xuống 49 triệu. Điều này chắc chắn ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng sinh sản.

Nắng nóng dễ bị bệnh gì?
Tiêu chảy, ngộ độc thức ăn, nhồi máu cơ tim, đột quỵ là bệnh dễ xảy ra trong thời tiết nắng nóng kéo dài hiện nay.

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh
"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Top 3 loại thịt được mệnh danh là "khắc tinh" của bệnh mỡ máu và huyết áp cao, giá lại rẻ
Các bác sĩ luôn khuyến cáo bạn nên ăn thịt đỏ ở một lượng vừa phải. Thay vào đó, bạn có thể tiêu thụ những loại thịt tốt cho sức khỏe hơn.

Giá trị dinh dưỡng của măng và ngộ độc măng
Măng là một thức ăn được nhân dân ta dùng rất phổ biến. Tuy vậy khi ăn măng tươi chúng ta cần chú ý đề phòng ngộ độc vì trong măng có một chất độc gọi là glucozit sinh acid xyanhydric. Khi gặp men tiêu hoá trong dạ dày, gặp chất chua, glucozit bị thu

Loại quả đặc biệt tồn tại qua 3.000 năm, ăn vừa ngon vừa mang lại làn da tươi trẻ
Quả thanh mai, còn gọi là dâu rừng, được cư dân Á Đông sử dụng từ rất lâu về trước bởi khả năng chống lão hóa của chúng.

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc
Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.
