Tìm hiểu về chương trình Apollo - chương trình đưa người lên Mặt trăng của Mỹ

Chương trình Apollo (Project Apollo), đưa ra và thực hiện bởi Hoa Kỳ trong thập niên 1960, chính thức là từ 1961 đến 1975, có nhiệm vụ đưa con người lên Mặt Trăng và đưa các phi hành gia trở về Trái Đất một cách an toàn, trước năm 1970.

Đó là mục đích được đặt ra bởi Tổng thống John F. Kennedy sau chuyến bay đầu tiên của Chương trình Mercury. Mục đích đó đã đạt được bởi phi vụ bay bởi tàu Apollo 11 trong tháng 7 năm 1969. Trong suốt chương trình, tên lửa Saturn được sử dụng để phóng các phi thuyền Apollo.

Tìm hiểu về chương trình Apollo - chương trình đưa người lên Mặt trăng của Mỹ
Logo chương trình Apollo.

Phương án đưa người lên Mặt trăng

Sau khi xác định Mặt Trăng như là một mục tiêu, những nhà phác thảo chương trình Apollo phải đối mặt với thách thức của việc đưa ra một tập hợp các chuyến bay để có thể đáp ứng được mục tiêu đề ra bởi Kennedy trong khi phải làm giảm tối thiểu các rủi ro về nhân mạng, giá thành, và các yêu cầu về kỹ thuật và kỹ năng của phi hành gia.

Có bốn phương án khả thi đã được đưa ra xem xét:

Tìm hiểu về chương trình Apollo - chương trình đưa người lên Mặt trăng của Mỹ
Cấu hình Apollo cho việc bay trực tiếp. Gặp gỡ trên Quỹ đạo Trái Đất - 1961 (NASA).

  1. Bay lên trực tiếp: Phương án này đề nghị phóng thẳng một phi thuyền trực tiếp về phía Mặt Trăng. Toàn bộ phi thuyền sẽ hạ cánh và rồi quay trở lại từ Mặt Trăng. Điều này sẽ đòi hỏi một tên lửa mạnh hơn hẳn loại tên lửa mạnh nhất được đưa ra lúc đó, tên lửa Nova.
  2. Gặp nhau trên Quỹ đạo Trái Đất: Phương án này, được biết đến như là Earth orbit rendezvous (EOR), sẽ đòi hỏi việc phóng lên hai tên lửa Saturn V, một chứa phi thuyền và một chứa nhiên liệu. Phi thuyền sẽ lưu lại trên quỹ đạo và được nạp vào đủ nhiên liệu để có thể bay lên đến Mặt Trăng rồi quay về. Cũng vậy, toàn bộ phi thuyền sẽ hạ xuống Mặt Trăng.
  3. Gặp nhau trên bề mặt Mặt Trăng: Điều này sẽ đòi hỏi hai phi thuyền sẽ được phóng lên - phi thuyền đầu tiên, được điều khiển tự động, mang theo nhiên liệu, sẽ hạ cánh trên Mặt Trăng, sẽ được theo sau đó một khoảng thời gian bởi một phi thuyền có người điều khiển. Nhiên liệu sẽ được chuyển sang cho phi thuyền có người lái trước khi nó có thể bay về lại được Trái Đất.
  4. Gặp nhau trên quỹ đạo Mặt Trăng: Phương án này, được chấp nhận và sử dụng, đưa ra bởi John Houbolt và sử dụng kỹ thuật gặp nhau trên quỹ đạo Mặt Trăng (Lunar Orbit Rendezvous - LOR). Phi thuyền được chia ra thành nhiều đơn vị, bao gồm một Đơn vị điều khiển (Command/Service Module - CSM) và một Đơn vị Mặt Trăng (Lunar Module - LM; ban đầu là Lunar Excursion Module - LEM). CSM chứa một hệ thống hỗ trợ cuộc sống cho một phi hành đoàn ba người trong chuyến bay năm ngày lên Mặt Trăng rồi quay về và một vỏ bảo vệ nhiệt để khi họ tái nhập vào lại khí quyển của Trái Đất. LM sẽ tách ra khỏi CSM trên quỹ đạo Mặt Trăng và mang hai phi hành gia hạ xuống bề mặt Mặt Trăng, sau đó quay trở lại CSM.

Tương phản với các phương án khác, phương án LOR đòi hỏi chỉ một phần nhỏ của phi thuyền hạ cánh trên Mặt Trăng, do đó làm giảm thiểu khối lượng được phóng từ bề mặt Mặt Trăng cho chuyến bay trở về. Khối lượng được phóng lại được giảm thiểu thêm nữa bằng cách để lại một phần của LM (phần với máy móc hạ xuống) trên bề mặt Mặt Trăng.

Đơn vị Mặt Trăng (Lunar Module) bản thân nó bao gồm một tầng hạ xuống và một tầng phóng lên, tầng dưới sẽ trở thành bệ phóng cho tầng trên khi đoàn thám hiểm Mặt Trăng quay lại quỹ đạo Mặt Trăng, nơi họ sẽ nhập lại vào với CSM trước khi quay trở lại Trái Đất. Phương án này có một thuận lợi là vì LM cuối cùng sẽ bị bỏ đi, nó có thể được làm rất nhẹ, để toàn bộ phi vụ có thể được phóng chỉ bởi một tên lửa Saturn V. Tuy nhiên, lúc LOR được quyết định, một số người phác thảo chuyến bay không thoải mái trước số lượng nhập vào và tách ra cần thiết cho phương án.

Tìm hiểu về chương trình Apollo - chương trình đưa người lên Mặt trăng của Mỹ
Apollo LM trên bề mặt Mặt Trăng.

Để học các kỹ thuật hạ xuống Mặt Trăng, các phi hành gia thực tập trong Phương tiện nghiên cứu việc hạ xuống Mặt Trăng (Lunar Landing Research Vehicle - LLRV), một khí cụ bay mô phỏng (bởi một động cơ phản lực đặc biệt) trọng lực được giảm đi mà Đơn vị Mặt Trăng sẽ bay trong đó.

Các phi thuyền của chương trình Apollo

Tìm hiểu về chương trình Apollo - chương trình đưa người lên Mặt trăng của Mỹ
Phi thuyền Apollo.

Phi thuyền Apollo là một phần của chương trình Apollo, được thiết kế với nhiều đơn vị khác nhau để thực hiện nhiệm vụ được đặt ra. Từ trên xuống, phi thuyền có các thành phần: hệ thống thoát hiểm khi phóng (Lauch Escape System), đơn vị điều khiển (Command Module - CM), đơn vị dịch vụ (Service Module), đơn vị đáp xuống Mặt Trăng (Lunar Module - LM) và bộ chuyển đổi Mặt Trăng (lunar module adapter).

Tất cả các tầng này của phi thuyền nằm trên đỉnh của tên lửa phóng. Các tên lửa phóng là Little Joe II, Saturn I, Saturn IB và Saturn V.

Vào ngày 20 tháng 7 năm 1969, tàu Apollo 11 đã đưa những phi hành gia đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng là Neil Armstrong và Edwin "Buzz" Aldrin.

Các chuyến bay có người lái

Tìm hiểu về chương trình Apollo - chương trình đưa người lên Mặt trăng của Mỹ
Tìm hiểu về chương trình Apollo - chương trình đưa người lên Mặt trăng của Mỹ

Các chuyến bay lên Mặt Trăng bị hủy bỏ

Tìm hiểu về chương trình Apollo - chương trình đưa người lên Mặt trăng của Mỹ

Các chuyến bay hậu-Apollo sử dụng thiết bị của Apollo và Saturn IB

Tìm hiểu về chương trình Apollo - chương trình đưa người lên Mặt trăng của Mỹ

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao con người chưa trở lại Mặt trăng?

Vì sao con người chưa trở lại Mặt trăng?

Khó khăn về tài chính cũng như thiếu mục đích cụ thể là những lý do khiến con người không trở lại mặt trăng dù trình độ công nghệ đã vượt xa những năm 70.

Đăng ngày: 05/12/2017
NASA đánh thức động cơ

NASA đánh thức động cơ "ngủ yên" 40 năm trên tàu Voyager

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) điều khiển tàu thăm dò vũ trụ Voyager 1 kích hoạt thành công bộ động cơ đẩy không hoạt động suốt 40 năm qua, theo New Atlas.

Đăng ngày: 05/12/2017
Nếu có một bữa tiệc trên tàu vũ trụ, các phi hành gia sẽ làm gì?

Nếu có một bữa tiệc trên tàu vũ trụ, các phi hành gia sẽ làm gì?

Thông tin về cuộc sống và môi trường làm việc của các phi hành gia ngoài Trái Đất luôn thu hút sự quan tâm đặc biệt của người dân.

Đăng ngày: 04/12/2017
Tìm thấy nhiều đại dương bí ẩn ngoài Trái đất

Tìm thấy nhiều đại dương bí ẩn ngoài Trái đất

Theo NASA, nhiều ngôi sao khác trong hệ Mặt trời như Hải vương, Diêm Vương… có thể giấu dưới lớp băng của nó những đại dương chứa đựng sự sống ngoài Trái đất.

Đăng ngày: 04/12/2017
Câu nói của Elon Musk khiến hội tin vào thuyết

Câu nói của Elon Musk khiến hội tin vào thuyết "Trái đất phẳng" trở nên thật nực cười

Dựa trên những gì được khoa học chứng minh, chúng ta hiểu rằng Trái đất có hình cầu, di chuyển xung quanh Mặt trời với chu kỳ 365 ngày (chính xác hơn là 365 ngày và 6h).

Đăng ngày: 02/12/2017
Năng lượng tối và vật chất tối không hề tồn tại như giới khoa học vẫn nghĩ

Năng lượng tối và vật chất tối không hề tồn tại như giới khoa học vẫn nghĩ

Trong gần một thế kỷ qua, các nhà nghiên cứu đã giả định rằng vũ trụ chứa nhiều vật chất hơn những gì đã được quan sát trực tiếp.

Đăng ngày: 01/12/2017
Tên lửa SpaceX có thể đuổi kịp tiểu hành tinh du hành liên sao

Tên lửa SpaceX có thể đuổi kịp tiểu hành tinh du hành liên sao

Tên lửa BFR của công ty SpaceX có thể được sử dụng để đuổi theo tiểu hành tinh du hành liên sao đầu tiên ghé thăm hệ Mặt Trời.

Đăng ngày: 01/12/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News