Thanh kiếm 700 năm tuổi cắm trên tảng đá dưới đáy hồ
Các nhà khảo cổ xác định thanh kiếm thời Trung Cổ, cố gắng tìm hiểu tại sao nó cắm được vào tảng đá dưới nước và vì mục đích gì.
Thợ lặn bơi tới nơi cắm thanh kiếm cổ. (Video: Sun).
Thanh kiếm thế kỷ 14 được phát hiện dưới lòng sông Vrbas, gần làng Rakovice ở phía bắc Bosnia và Herzegovina. Thanh kiếm cắm vào một tảng đá cách mặt nước 11 mét và mắc kẹt ở đó suốt nhiều năm. Các nhà nghiên cứu gọi nó là kiếm Excalibur theo truyền thuyết về vua Arthur và nhận định đây là phát hiện khảo cổ quan trọng về thời Trung Cổ.
Ivana Pandzic, nhà khảo cổ học kiêm quản lý ở Bảo tàng Cộng hòa Srpska, cho biết thanh kiếm cần xử lý đặc biệt do tình trạng gỉ sét. "Đây là thanh kiếm đầu tiên được tìm thấy gần thành phố Trung Cổ Zvečaj, do đó nó có ý nghĩa cả về mặt khoa học và lịch sử", Pandzic nói.
Thanh kiếm bị han gỉ do thời gian dài ngâm dưới nước. (Ảnh: Sun).
Theo Pandzic, chỉ có một thanh kiếm khác cùng thời kỳ được phát hiện ở vùng Balkan trong 90 năm qua. Phân tích lưỡi kiếm cho thấy món đồ có niên đại từ cuối thế kỷ 13 đến đầu thế kỷ 15.
Vị trí của thanh kiếm ở gần tàn tích của lâu đài Trung Cổ tại thành phố Zvecaj, nơi từng đặt ngai vàng của những vị vua Bosnia. Sau thời gian dài, lâu đài bị phá hủy năm 1777. Các nhà khảo cổ đang cố gắng xác định tại sao thanh kiếm được cắm vào tảng đá và bằng cách nào.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc
Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm
Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p
