Thanh niên Mỹ bắt được con cá chép: Dân tình nói không phải, chuyên gia bối rối
Tranh cãi nổ ra xem đây là con cá chép loại gì.
Các cơ quan chức năng cho biết một con cá có vẻ ngoài kỳ dị đã bị một người dân bắt được ở miền nam bang Connecticut, Mỹ. Đây là một trường hợp điển hình về đột biến gene ở sinh vật thủy sinh. Tổ chức Connecticut Fish and Wildlife đã xác nhận rằng chủ nhân của con cá kì dị này là anh Jimmy Ayala.
Con cá đột biến này giống với cá chép nhưng lại mang kích thước to đột biến, đi cùng với phần vảy kỳ dị và phần vây, đuôi dài, rủ xuống. Màu của con cá là pha tạp giữa nâu sạm và vàng ánh kim, vì vậy mà cả cơ thể con cá đều lấp lánh từ đầu đến cuối.
Jimmy Ayala ở Connecticut, Mỹ đã bắt được một con cá chép mang gene đột biến.
Thủ trưởng của bang cho rằng sẽ rất tuyệt vời nếu đem con cá này đi triển lãm, bởi đây là ví dụ kinh điển của đột biến kép về loài.
Ngay sau khi xuất hiện trên các mạng xã hội, một cuộc tranh luận đã nổ ra để bàn xem điều gì đã tạo ra một con cá như vậy. Vài người đưa ra giả thuyết do cá chép đã giao phối với cá koi (còn gọi là cá chép Nhật) hoặc cá trê; thậm chí còn đặt tên cho nó là "Koip", là ghép giữa hai từ Koi (cá chép Nhật) và Carp (cá chép thường). Một số ý kiến khác cho rằng đó là một phần đặc điểm của cá chép, lại có người nói vui rằng nó giống con cá biết phun tiền trong quảng cáo của Geico.
Về phần Ayala, anh không quan tâm tới cuộc tranh luận ngoài việc khẳng định con cá không dính dáng gì tới loài cá Koi.
Ayala cho biết con cá chép mà anh bắt được nặng tới hơn 11kg và sau khi bắt được anh đã thả nó ở đông Haddam. Anh cho biết: "Câu cá quả thực là một cuộc chiến tuyệt vời, tôi câu cá mọi lúc để rèn luyện sự tập trung và tìm lại sự hứng thú".
Các chuyên gia về động vật hoang dã ở Connecticut nói với tờ McClatchy News rằng ngoại hình kì lạ của con cá có thể xuất phát từ việc lai giống giữa cá chép đuôi quạt (Fantail Carp) và cá chuỗi ngọc (Mirror Carp). Được biết, cả hai loài này đều là đột biến từ cá chép thường.
Theo các chuyên gia, cá chép đuôi quạt có đuôi và vảy dài, rủ xuống; còn cá chuỗi ngọc có vẩy đặc biệt lớn và xếp không đều nhau trên thân. Một chuyên gia địa phương lại bày tỏ rằng "không chắc điều này xảy ra như thế nào nhưng sự lai tạp giữa hai cá thể đột biến là vô cùng hiếm gặp".
Ayala nói rằng một người bạn của anh đã bắt được con cá giống hệt của anh cách đây 4 năm cũng tại nơi này. Khi đó, con cá chỉ nặng gần 6 cân rưỡi. Ayala chia sẻ thêm rằng: "Tôi đã tìm kiếm con cá đó trong nhiều năm" .
Thông thường một con cá chép có thể tăng trưởng lên đến hơn 18kg ở Connecticut. Theo Bộ Năng lượng và Bảo vệ Môi trường của bang, kỷ lục cân nặng hiện tại của loài cá chép tại bàng Connecticut là gần 20kg.

Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An
Do nhu cầu kinh tế, một số người dân sống trong vùng lòng hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã xây dựng ao thả một số loài cá bản địa và những thảm họa về môi trường bắt đầu xảy ra. Hiện thảm hoạ đáng kể nhất là từ loài cá Hoàng đế (ngư dân lò

Loài chim lạ xấu như sứ giả địa ngục: Mắt to như quỷ, mồm rộng như hố bom
Với tài ngụy trang hoàn hảo và ngoại hình xấu xí, chim potoo thường được gọi là "sứ giả địa ngục".

15 loài vật khiến con người sợ hãi nhưng lại rất hiền lành
Chúng bị nhầm lẫn, gán ghép cho những hiện thân của ác quỷ nhưng trên thực tế những loài vật này rất hiền lành và hoàn toàn vô hại.

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt
Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Tư thế đuôi tiết lộ tâm trạng của mèo
Đuôi mèo dựng thẳng thể hiện sự tự tin, trong khi đuôi cong như dấu hỏi là biểu hiện của sự thân thiện, còn xù đuôi có nghĩa sợ hãi.

Phát hiện "giác quan thứ 6" ở chuột
Các nhà khoa học đã phát hiện thấy "giác quan thứ 6" có thể nhận biết ánh sáng mà không cần thị giác. Nhóm các nhà khoa học thuộc trường đại học Duke ở North Carolina (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu với 6 con chuột.
