Biến đổi khí hậu khiến các loài chim nhỏ đi

Ngay cả những loài hoang dã nhất của rừng mưa nhiệt đới Amazon cũng đang bị tác động bởi biến đổi khí hậu do con người gây ra.

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science Advances hôm 12/11, điều kiện thời tiết nóng và khô hơn đang làm giảm kích thước cơ thể nhưng tăng chiều rộng sải cánh của các loài chim sống trong rừng nhiệt đới. Những thay đổi này phản ánh thách thức về dinh dưỡng và sinh lý, đặc biệt là trong mùa khô từ tháng 6 đến tháng 11.

Biến đổi khí hậu khiến các loài chim nhỏ đi
Loài Platyrinchus coronatus ở Amazon là một "nạn nhân" của biến đổi khí hậu. (Ảnh: Cameron Rutt)

Kết luận trên được rút ra sau khi nhà sinh vật học Vitek Jirinec cùng các đồng nghiệp từ trung tâm nghiên cứu sinh thái IERC thu thập, gắn thẻ và đo đạc hơn 15.000 con chim trong rừng mưa nhiệt đới trong suốt 40 năm.

Họ phát hiện ra rằng hầu như tất cả các loài chim đã trở nên nhỏ đi kể từ những năm 1980, trung bình giảm 2% trọng lượng cơ thể mỗi thập kỷ. Điều đó có nghĩa là nếu một loài chim nặng 30 gram vào những năm 1980, trọng lượng của chúng hiện nay chỉ còn khoảng 27,6 gram.

Biến đổi khí hậu khiến các loài chim nhỏ đi
Nhóm nghiên cứu dành 4 thập kỷ để thu thập và đo đạc hơn 15.000 con chim. (Ảnh: Vitek Jirinec)

Dữ liệu không liên quan đến một địa điểm cụ thể mà được thu thập từ một phạm vi rộng lớn của rừng nhiệt đới, có nghĩa là hiện tượng này phổ biến khắp nơi. Tổng cộng, Jirinec cùng các cộng sự đã điều tra 77 loài có môi trường sống từ tầng rừng thấp (tối và mát mẻ) đến tầng thực vật phía trên (đầy nắng và ấm hơn).

Những con chim ở phần cao nhất bay nhiều hơn và tiếp xúc với nhiệt nhiều hơn nên có những thay đổi rõ rệt nhất về trọng lượng cơ thể và kích thước cánh. Nhóm nghiên cứu cho rằng đây là một cách thích ứng với căng thẳng nhiệt và áp lực năng lượng do sự suy giảm của các nguồn thức ăn như trái cây và côn trùng.

Biến đổi khí hậu khiến các loài chim nhỏ đi
Thay đổi trọng lượng và kích thước là một cách để chim thích ứng với biến đổi khí hậu. (Ảnh: Vitek Jirinec)

Cánh dài hơn trong khi tỷ lệ khối lượng trên cánh giảm cho phép chim tạo ra các chuyến bay hiệu quả hơn, giống như một chiếc máy bay với thân mỏng và cánh dài có thể bay lên với ít năng lượng hơn. Ngược lại, tỷ lệ khối lượng trên cánh cao hơn đòi hỏi chim phải vỗ cánh nhanh hơn để ở trên cao, sử dụng nhiều năng lượng và tạo ra nhiều nhiệt trao đổi chất hơn.

Các loài chim ở Amazon sẽ đối phó ra sao với điều kiện khí hậu ngày càng khắc nghiệt trong tương lai? Đó vẫn còn là một câu hỏi bỏ ngỏ. Nhóm nghiên cứu cho biết thêm, những gì họ ghi nhận ở chim có thể cũng đúng với các loài khác trên thế giới.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Rắn vua quẫn trí tự

Rắn vua quẫn trí tự "ăn thịt" chính mình và lý do bất ngờ

Do nhầm tưởng chiếc đuôi của mình là con mồi, một con rắn vua đã tự nuốt chửng cơ thể của mình khiến người xem không khỏi bất ngờ.

Đăng ngày: 15/11/2021
Chàng trai bắt được

Chàng trai bắt được "quái thú mặt người", chuyên gia vội nói: Tuyệt đối không được nuôi

Loài động vật kỳ lạ có khuôn mặt giống người này rốt cuộc có gì đáng sợ?

Đăng ngày: 15/11/2021
Chú chim cánh cụt đi lạc 3.000km từ Nam Cực tới New Zealand

Chú chim cánh cụt đi lạc 3.000km từ Nam Cực tới New Zealand

Một chú chim cánh cụt đã đi ít nhất 3.000 km từ Nam Cực tới New Zealand.

Đăng ngày: 15/11/2021
Chui vào chiếc ống chật hẹp, lát sau người đàn ông kéo lên sinh vật

Chui vào chiếc ống chật hẹp, lát sau người đàn ông kéo lên sinh vật "khủng" ít ai ngờ đến

Người đàn ông này đã bắt được một " thủy quái" có chiếc miệng rộng đáng sợ.

Đăng ngày: 14/11/2021
Loài chim hải âu già nhất thế giới vẫn... đẻ trứng ở tuổi 70

Loài chim hải âu già nhất thế giới vẫn... đẻ trứng ở tuổi 70

Loài chim hải âu Laysan có tên là Wisdom được các nhà sinh vật học lần đầu tiên xác định vào năm 1956 hiện đã ít nhất 70 tuổi nhưng vẫn... đẻ trứng.

Đăng ngày: 14/11/2021
Kỳ lạ chó mẹ màu đen đẻ ra con lông màu vàng, nâu cực hiếm gặp

Kỳ lạ chó mẹ màu đen đẻ ra con lông màu vàng, nâu cực hiếm gặp

Chú chó labrador màu đen sinh ra những con màu vàng, nâu, đen trong cùng một lứa sinh cực kỳ hiếm thấy trên thế giới.

Đăng ngày: 14/11/2021
Phải làm gì để tự cứu mạng mình khi gặp hổ?

Phải làm gì để tự cứu mạng mình khi gặp hổ?

Hổ có thể làm tổn thương người? Tuy nhiên ở đất nước của chúng ta thì hổ đã tuyệt chủng bên ngoài tự nhiên, nên việc gặp hổ giữa đường là điều không thể.

Đăng ngày: 13/11/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News