Thành phần chính của sự sống xuất hiện ở nơi không ngờ nổi
Một trong những yếu tố then chốt để sự sống như Trái đất ra đời đã được tìm thấy ở nơi ít mong đợi nhất: "Ngoại ô" của Ngân Hà.
Theo Sicence Alert, thành phần quan trọng cho sự sống đó chính là phốt pho.
"Để tạo ra phốt pho, bạn cần một số sự kiện bạo lực. Người ta cho rằng phốt pho được tạo ra trong các vụ nổ siêu tân tinh và để làm được điều đó, bạn cần một ngôi sao có khối lượng ít nhất gấp 20 lần Mặt trời" - nhà thiên văn và hóa học Lucy Ziurys từ và Đài thiên văn Steward thuộc Đại học Bang Arizona (Mỹ) cho biết.
Thế nhưng nơi họ vừa phát hiện ra, phốt pho nằm ở một nơi hoàn toàn cách xa các ngôi sao lớn hoặc tàn dư siêu tân tinh trong đĩa ánh sáng dày đặc của Milky Way (Ngân Hà, tức thiên hà chứa Trái đất).
Vùng sự sống của thiên hà chứa Trái đất có thể mở rộng đến tận rìa - (Ảnh: NASA).
"Phốt pho mà chúng tôi phát hiện nằm ở rìa thiên hà, nơi lẽ ra không nên có. Điều đó có nghĩa phải có cách nào khác để tạo ra phốt pho" - đồng tác giả Lilia Koelemay từ Đại học Bang Arizona cho biết.
Có hai cách giải thích hàng đầu về cách mà các yếu tố liên quan đến sự sống xuất hiện nơi đó.
Một là mô hình giả thuyết "đài phun nước thiên hà", trong đó các siêu tân tinh tạo ra sóng xung kích quá mạnh, bắn vật chất từ đĩa chính của thiên hà đến tận quầng halo bao quanh. Sau đó, vật chất này mới nguội đi và "đổ mưa", rơi xuống trở lại đĩa thiên hà.
Điều này được cho là khó xảy ra vì có rất ít bằng chứng về các "đài phun nước thiên hà" cũng như khả năng chúng đẩy vật chất đi xa đến vậy.
Khả năng thứ hai liên quan đến một phát hiện vài năm trước: Những ngôi sao khối lượng nhỏ cũng tạo ra được phốt pho.
Thay vì tạo ra trực tiếp như sao khổng lồ, phốt pho trong vụ nổ sao nhỏ được tạo thành khi các đồng vị của silicon "bẫy" thêm neutron, sau đó biến thành phốt pho.
Dù "xương sống" của sự sống này được tạo ra theo cách nào, điều đó cũng khẳng định nó có thể hiện diện trong Ngân Hà theo nhiều con đường khác, có thể bao gồm những cách chưa từng biết.
Điều này cũng giải quyết mở rộng "vùng sự sống" của Ngân Hà lên tới tận rìa của nó. Bởi lẽ ở bất kỳ đâu có các nguyên tố NCHOPS hỗ trợ sự sống - bao gồm ni-tơ, carbon, hydro, oxy, phốt pho và lưu huỳnh - ở đó có khả năng hiện diện sinh vật ngoài hành tinh mà chúng ta cùng mong tìm thấy.

Đường thay đổi ngày quốc tế
Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Vệ tinh của Nga có thể chụp ảnh Trái đất với độ phân giải lên tới nửa mét
Vệ tinh radar Kondor-FKA-M thế hệ mới của Nga sẽ có khả năng chụp ảnh bề mặt Trái Đất với độ phân giải cao tới 0,5 mét.

Bản đồ trái đất và các hành tinh
Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng. Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các thô

Phát hiện hành tinh “xương khô” chứa bí mật hãi hùng
Một ngoại hành tinh mới được phát hiện đã tiết lộ những đặc tính hết sức vô lý, khiến các nhà khoa học bối rối và nghĩ đến những kịch bản hãi hùng về quá khứ của nó.

NASA/ESA chụp được "cánh cổng mở vào vũ trụ khác"
Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được hình ảnh ngoạn mục từ vùng vũ trụ xa xôi cách chúng ta tận 1.350 năm ánh sáng.

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu
Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.
