Thành phố La Mã bị sóng thần nhấn chìm cách đây 1.600 năm

Lượng phế tích lớn dưới biển từ một thành phố cổ La Mã đã vừa được phát hiện ngoài bờ biển Tunisia. Phát hiện này khẳng định học thuyết cho rằng thành phố Neapolis đã bị sóng thần nhấn chìm một phần trong thế kỷ thứ 4 sau công nguyên.

Đồng thời phát hiện cũng cho thấy Neapolis từng là trung tâm lớn nhất ở thế giới La Mã về sản xuất garum – một loại gia vị có nguồn gốc từ cá đã lên men - vốn được người La Mã cổ ưa thích.

Thành phố La Mã bị sóng thần nhấn chìm cách đây 1.600 năm
Các nhà khảo cổ nghiên cứu tàn tích của thành phố Neapolis dưới biển.

Ông Mounir Fantar – người phụ trách nhiệm vụ khảo cổ hợp tác giữa Tunisia và Italia – cho rằng đây là “một phát hiện lớn”, cuộc thám hiểm dưới nước còn phát hiện ra các dấu hiệu về đường phố, đài tưởng niệm.

Khoảng 100 chiếc thùng để sản xuất garum cũng được tìm thấy.

“Phát hiện này cho phép chúng tôi chắc chắn rằng thành phố Neapolis là một trung tâm sản xuất garum và đánh bắt cá, có thể là trung tâm lớn nhất của thế giới La Mã” – ông Mounir Fantar nói – "Neapolis giàu có là nhờ garum”.

Nhóm của ông Fantar đã bắt đầu làm việc từ năm 2010 để tìm kiếm cảng của Neapolis và họ chỉ có bước đột phá khi tìm thấy tàn tích kéo dài gần 50 hecta vào mùa hè này nhờ vào điều kiện thời tiết.

Thành phố La Mã bị sóng thần nhấn chìm cách đây 1.600 năm
Khu vực tìm ra tàn tích của Neapolis.

Phát hiện trên chứng tỏ Neapolis đã bị sóng thần nhấn chìm một phần vào ngày 21 tháng 7 năm 365 sau công nguyên. Chính cơn sóng thần này đã tàn phá nặng nề thành phố Alexandria ở Ai Cập và đảo Grete của Hy Lạp.

Neapolis có nghĩa là “thành phố mới” theo tiếng Hy Lạp. Đây là thành phố cổ với các tàn tích nằm rải rác khắp thị trấn Nabeul bên bờ biển của Tunisia.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Không phải Megalodon, đây mới là kẻ đầu tiên

Không phải Megalodon, đây mới là kẻ đầu tiên "thống trị" đại dương

Theo tài liệu khảo cổ của các nhà khoa học sau khi phát hiện hóa thạch của chúng ở vùng trung tây nước Mỹ, Cladoselache chính là tổ tiên của loài cá mập.

Đăng ngày: 01/09/2017
Phát hiện mới về nguồn gốc loại rượu vang cổ xưa nhất thế giới

Phát hiện mới về nguồn gốc loại rượu vang cổ xưa nhất thế giới

Loại rượu vang cổ xưa nhất trên thế giới có thể có nguồn gốc từ Italy. Các nhà nghiên cứu đã công bố phát hiện này sau khi tìm thấy dấu vết của nho lên men 6.000 năm tuổi tại đảo Sicily, miền Tây Italy.

Đăng ngày: 01/09/2017
Vật thể nghi smartphone trong tranh vẽ thế kỷ 17

Vật thể nghi smartphone trong tranh vẽ thế kỷ 17

Trong bức tranh

Đăng ngày: 28/08/2017
Phát hiện bộ xương

Phát hiện bộ xương "Nữ hoàng Đỏ" của người Maya

Xung quanh hộp sọ là chiếc vương miện làm bằng các hạt ngọc bích cũng như hàng trăm mảnh vỡ màu xanh lá cây từ chiếc mặt nạ bị hỏng.

Đăng ngày: 28/08/2017
Hàn Quốc: Phát hiện trứng sán trong gan xác ướp 375 tuổi

Hàn Quốc: Phát hiện trứng sán trong gan xác ướp 375 tuổi

Theo Daily Mail, các nhà nghiên cứu tin rằng người đàn ông bị nhiễm ký sinh trùng do ăn sinh vật có vỏ còn sống. Đây được coi là phương pháp chữa bệnh sởi ở thời điểm đó.

Đăng ngày: 28/08/2017
Bảng lượng giác 3700 năm của người Babylon

Bảng lượng giác 3700 năm của người Babylon

Các nhà khoa học Australia vừa giải mã được bảng lượng giác cổ nhất thế giới của người Babylon.

Đăng ngày: 27/08/2017
Ai Cập phát hiện các hầm mộ từ thời La Mã cổ đại

Ai Cập phát hiện các hầm mộ từ thời La Mã cổ đại

Bộ Cổ vật Ai Cập cho biết các nhà khảo cổ vừa phát hiện 5 hầm mộ từ thời La Mã cổ đại cách đây hơn 2.000 năm.

Đăng ngày: 25/08/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News