Thành phố - sinh vật sống
Một thành phố sinh thái mới đã được quy hoạch ở Bồ Đào Nha, sẽ sử dụng một “bộ não" máy tính trung tâm để điều khiển việc sử dụng nước, xử lý chất thải, tiêu thụ năng lượng...

Ảnh mang tính minh họa. (Nguồn internet)
Thung lũng PlanIT ở miền nam Bồ Đào Nha sẽ sử dụng một mạng lưới thiết bị cảm biến giống như một hệ thần kinh để thu thập dữ liệu và kiểm soát thành phố trị giá 19 tỉ USD, dự kiến xây dựng vào năm 2015. Các tập đoàn như Cisco Systems, McLaren Electronics và Accenture được chọn làm các đối tác của dự án.
Ngoài bộ não, thành phố còn có nhiều chức năng giống cơ thể sinh vật: một hệ thống thận bằng lau sậy và tre giúp lọc nước, một hệ tiêu hóa gồm các thiết bị có kích thước bằng máy rửa chén giúp xử lý chất thải và thực phẩm của con người để sản xuất nhiên liệu sinh học, một hệ thống cảm biến hình ảnh có thể theo dõi trẻ lạc và kết nối chúng với cha mẹ. Các ứng dụng đặc biệt sẽ thông báo cho người dân về tình hình giao thông cũng như các vấn đề địa phương khác.
Thành phố này vận hành như một vòng tuần hoàn hiệu quả - tất cả mọi thứ đều được tái chế thành sản phẩm đắc dụng. Chẳng hạn, nước từ nhà bếp được thu lại để dội nhà vệ sinh. Cây cối trong đầm xử lý nước sẽ được đốn hạ khi đã mọc đủ lớn để sử dụng làm nhiên liệu sinh học. Không khí nóng từ trung tâm lưu trữ dữ liệu khổng lồ sẽ được chuyển đến sưởi ấm cho các tòa nhà khác. Các tòa nhà được thiết kế theo hình lục giác để tối đa hóa không gian...

Tìm hiểu về kính viễn vọng không gian Hubble
Kính viễn vọng không gian Hubble, mang tên nhà thiên văn học Mỹ Edwin Powell Hubble lần đầu tiên được phóng lên quỹ đạo Trái Đất từ tháng 4/1990.

10 công trình kiến trúc nổi tiếng Sài Gòn
Dinh Độc Lập, nhà thờ Đức Bà, bến Nhà Rồng không chỉ thu hút du khách bởi ý nghĩa lịch sử mà còn là kiến trúc đặc sắc, lâu đời.

15 công trình cổ đại bí ẩn trên thế giới thách thức giới khoa học
Những người sống trên Trái Đất vào hàng ngàn năm trước đã tạo ra những công trình có quy mô đồ sộ và hết sức công phu.

Truyền thuyết bí ẩn về Vườn treo Babylon
Vườn treo Babylon được ghi chép lại rất nhiều trong các tài liệu của các nhà sử học Hy Lạp như Strabo và Diodorus Siculus, nhưng mặc khác lại có ít bằng chứng về sự hiện diện của chúng.

Chi hơn 4,8 nghìn tỷ xây cầu, Nhật Bản khiến thế giới ngỡ ngàng với công trình "dốc đứng lên trời" độc nhất vô nhị
Chỉ mất 7 năm, Nhật Bản đã xây xong cây cầu khổng lồ vô cùng nổi tiếng này.

Tòa nhà siêu thực mô phỏng "mật mã di truyền" của con người, tùy góc nhìn lại thấy nhiều hình dáng khác nhau
Một kiến trúc sư người Pháp ấp ủ hy vọng tạo ra các công trình tiết kiệm năng lượng và "ăn" khí CO2 đã chính thức thực hiện được giấc mơ này.
