Thập niên mới tính từ 1-1-2020 hay 1-1-2021?

Việc xác định năm đầu và năm cuối một thập niên (thập kỷ) như thế nào vẫn là một đề tài gây nhiều tranh cãi lâu nay trên thế giới.

Nhiều người cho rằng sau khi chấm dứt thập niên thứ hai của thế kỷ 21, thập niên thứ ba sẽ bắt đầu từ ngày 1/1/2020 và kết thúc vào ngày 31/12/2029. Còn đối với số người khác, thập niên mới được tính là từ ngày 1/1/2021 và kết thúc vào ngày 31/12/2030. 

Thập niên mới tính từ 1-1-2020 hay 1-1-2021?
Giáo hoàng Gregory XIII và bản lịch chỉnh sửa năm 1582 - (Ảnh: Ancient-Origins.net).

Trong hai "trường phái" trên, bên nào đúng? Chúng ta nên đón chào thập niên mới vào ngày 1/1/2020 hay là đợi đến ngày 1/1 năm sau? Và tại sao lại có sự tranh cãi dai dẳng này?

Vì sao có sự khác biệt?

Để tìm câu trả lời cho thắc mắc này, báo New York Times (Mỹ) đã phỏng vấn các nhà khoa học hàng đầu tại Cơ quan Quan sát Hải quân Hoa Kỳ (USNO - United States Naval Observatory). USNO là nơi quản lý và vận hành chiếc đồng hồ nguyên tử “chủ” (master clock) để xác định giờ giấc cho toàn nước Mỹ, cho giới quân sự và hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu GPS.

Quan điểm của các khoa học gia tại USNO là thập niên mới sẽ bắt đầu vào ngày 1/1/2021. Lý do là USNO dùng cách đánh số thứ tự các năm theo hệ thống lịch Julian đã được điều chỉnh (MJD - Modified Julian Date) để đo đếm thời gian. 

Hệ thống lịch MJD cũng được giới thiên văn và trắc địa toàn thế giới sử dụng vì tính chuẩn xác về phương diện toán học và thời gian (đã được giới khoa học tính toán lại thật chính xác).

Con người đã biết cách tính đếm thời gian từ thời cổ đại, họ căn cứ vào số ngày Mặt trăng quay một vòng chung quanh Trái đất để tính năm, hiện nay gọi là năm âm lịch. Theo lịch này, một năm có 354 ngày, chia làm 12 tháng. Vì 354 ngày ít hơn số ngày thực tế 365 ngày của chu kỳ một vòng quay quanh Mặt trời của Trái đất, nên có những năm âm lịch phải cộng thêm một tháng nhuận thành 13 tháng. 

Người Ai Cập đã dùng âm lịch từ năm 4236 trước Công nguyên (hoặc "Trước Chúa giáng sinh") và người Trung Hoa là từ năm 2637 trước khi Công nguyên. Theo một phát hiện khảo cổ năm 2013, người Scotland cổ đại đã bắt đầu dùng lịch từ 8.000 năm trước Công nguyên.

Hệ thống lịch theo dương lịch mà cả thế giới ngày nay đang dùng có nguồn gốc từ hệ thống lịch La Mã cổ. Năm 45 trước Công nguyên, Hoàng đế La Mã Julius Caesar quyết định cải tiến lịch cũ với sự góp sức của những nhà thiên văn và toán học Hi Lạp hàng đầu thời đó. 

Lịch mới được gọi là lịch Julian - xuất phát từ tên Julius của Hoàng đế Caesar, và có hiệu lực trên cõi Đế quốc La Mã vào ngày 1/1/709 theo lịch La Mã cổ. 

Thập niên mới tính từ 1-1-2020 hay 1-1-2021?
Hoàng đế Julius Caesar, người có công áp dụng bộ lịch Julian được sử dụng rộng rãi ngày nay - (Ảnh: TheTravel.com).

Lịch Julian tính là Trái đất quay một vòng quanh Mặt trời mất 365 ngày 6 giờ, như vậy một năm bằng 365,25 ngày, nhưng thời gian đúng thật sự ít hơn 11 phút, chỉ có 365 ngày 5 giờ 49 phút 12 giây (365,2425 ngày). Do đó, càng về lâu dài thì lịch Julian càng sai lệch về mặt thời gian thực.

Năm 525, một tu sĩ tên Dionysius Exiguus (470 - 544) chỉnh sửa hệ thống lịch Julian để xác định chính xác hơn ngày lễ Phục sinh. Ông là người nghĩ ra cách dùng các số La Mã để đánh thứ tự cho các năm. 

Theo đó, năm thứ nhất theo cách đánh số của Exiguus là năm Chúa giáng sinh gọi là năm Anno Domini (viết tắt là AD), hai từ Latin này có nghĩa là "năm của Chúa chúng ta". Thời ấy, do hệ thống số La Mã không có số không (0) nên Exiguus dùng cách gọi năm thứ nhất là năm "nulla", từ Latin này có nghĩa là "không có gì". 

Con số 0 và hệ thống số thập phân chỉ xuất hiện ở châu Âu vào thế kỷ 13 nhờ sự giao lưu văn hóa - khoa học Âu - Ả Rập. Theo nhiều nhà nghiên cứu, số 0 là phát minh của các nhà toán học Ấn Độ vào năm 458 trước Công nguyên, sau đó truyền đến các nước Ả Rập vùng Trung Đông, rồi sang châu Âu và sau này là cả thế giới.

Thập niên mới tính từ 1-1-2020 hay 1-1-2021?
Tu sĩ Dionysius Exiguus là nguồn gốc của những tranh cãi về xác định ngày khởi đầu của thập kỷ - (Ảnh: Abagond.net).

Những nước phương Tây hiện nay dùng cụm từ AD để chỉ các năm từ lúc Chúa giáng sinh (ví dụ 1.800 AD), còn BC (Before Christ) để chỉ năm trước khi Chúa giáng sinh, ví dụ 500 BC, hoặc 500 BCE (Before Common Era), tức là 500 năm trước năm thứ nhất của thế kỷ 1. 

Một cách gọi khác cũng có ý nghĩa tương tự AD là CE (Công nguyên - Common Era/Current Era) để chỉ thời gian từ năm thứ nhất của thế kỷ thứ 1 cho đến hiện nay.

Ai đúng, ai sai?

Sau khi lịch Julian ra đời, các nhà thiên văn và giới khoa học thời đó đã biết là lịch này có sai sót về thời gian dôi dư, nhưng không ai đủ quyền lực để chỉnh sửa lịch. Đến năm 1582, Giáo hoàng Gregory XIII (1502 - 1585) muốn sửa đổi lịch Julian cho chính xác để cộng đồng Công giáo kỷ niệm lễ Phục sinh cho đúng ngày, vì từ năm 45 trước Chúa giáng sinh đến năm 1582, thời gian thực đã dôi dư thêm 10 ngày so với lịch. 

Giáo hoàng bèn ban hành một sắc chỉ là bỏ bớt 10 ngày trong tháng 10/1582. Thời điểm bắt đầu áp dụng là vào ngày 4/10/1582, ngày hôm sau lẽ ra là 5/10 thì phải đổi lại là 15/10, tức là 10 ngày biến mất chỉ sau một đêm và tháng 10 năm này chỉ có 21 ngày. 

Bộ lịch Julian đã chỉnh sửa lần 2 này được gọi là lịch Gregorian theo tên Giáo hoàng Gregory và phổ biến đến ngày nay, nhưng thực tế người lập bộ lịch mới này chính là nhà thiên văn xuất chúng người Ý tên Luigi Lilio (1510 - 1576).

Hiện giờ, theo tập quán tính toán phổ thông, người ta tính toán là từ 1/1/2010 đến 31/12/2019 là đúng 10 năm, nên ngày khởi đầu thập niên mới sẽ là ngày 1/1/2020. Còn giới khoa học và thiên văn thì lại tính ngày khởi đầu thập niên thứ nhất của thế kỷ 21 là 1/1/2001 và kết thúc vào ngày 31/12/2010, thập niên thứ hai là từ ngày 1/1/2011 và kết thúc vào ngày 31/12/2020, và thập niên thứ ba mà chúng ta đang chào đón sẽ khởi đầu từ ngày 1/1/2021.

Cuộc tranh cãi giữa hai cách tính thời gian sẽ không có hồi kết bởi chẳng ai nghe ai. Do chính phủ các nước trên thế giới không ban hành quy định thế nào là ngày khởi đầu một thập niên, nên tùy theo từng nước, việc xác định ngày khởi đầu thập niên thứ ba của thế kỷ 21 này tùy thuộc vào tập quán của họ. Nhưng đối với giới khoa học và thiên văn thì đó dứt khoát phải là ngày 1/1/2021.

Thập niên mới tính từ 1-1-2020 hay 1-1-2021?
Một bản lịch Gregorian cổ năm 1753 của Thụy Điển - (Ảnh: Nordstjernan.com).

Thập niên mới tính từ 1-1-2020 hay 1-1-2021?
Nhà thiên văn Ý Luigi Lilio đã góp công lớn chỉnh sửa lịch Julian trở thành lịch Gregorian -(Ảnh:Wikipedia)

Loading...
TIN CŨ HƠN
Các quốc gia đón Tết Âm lịch giống Việt Nam

Các quốc gia đón Tết Âm lịch giống Việt Nam

Ngày Tết Nguyên Đán (Tết âm lịch) được xem là ngày Tết cổ xưa nhất lịch sử Việt Nam. Đây là những ngày để mọi người trong gia đình quây quần bên nhau, nghỉ ngơi sau 1 năm làm việc mệt mỏi.

Đăng ngày: 06/01/2020
Vì sao bạn nên lấy những món đồ này trong phòng tắm khách sạn?

Vì sao bạn nên lấy những món đồ này trong phòng tắm khách sạn?

Mũ tắm có thể không hữu ích với du khách nam nhưng bạn nên tận dụng để bọc giày trước khi cho vào hành lý.

Đăng ngày: 06/01/2020
Gậy lathi là gì?

Gậy lathi là gì?

Gậy lathi từng được thực dân Anh sử dụng nhằm đàn áp phong trào độc lập tại Ấn Độ, và nay vẫn tiếp tục được các lực lượng an ninh Ấn Độ sử dụng trong các cuộc trấn áp biểu tình.

Đăng ngày: 05/01/2020
Tại sao khi lạnh nước không đóng băng toàn bộ một lúc mà lại đông cứng từ trên xuống?

Tại sao khi lạnh nước không đóng băng toàn bộ một lúc mà lại đông cứng từ trên xuống?

Nếu là người hay để ý, bạn sẽ thấy, nước luôn đóng băng từ phía bề mặt trước rồi dần dần lan xuống dưới. Tại sao lại vậy?

Đăng ngày: 04/01/2020
Vì sao phòng ngủ của Hoàng đế Trung Hoa chỉ rộng 10m2?

Vì sao phòng ngủ của Hoàng đế Trung Hoa chỉ rộng 10m2?

Nếu muốn biết nguyên nhân vì sao phòng ngủ của hoàng đế thưở xưa lại chật chội đến vậy, hãy cùng đọc bài viết dưới đây.

Đăng ngày: 04/01/2020
Khí độc Phosphine có thể là chìa khóa để xác định sự sống ngoài hành tinh

Khí độc Phosphine có thể là chìa khóa để xác định sự sống ngoài hành tinh

Phosphine là một hợp chất hóa học giữa phốtpho và hyđrô, công thức hóa học là PH₃. Đây là chất khí không màu, rất độc, có mùi tỏi. Mới đây các nhà khoa học cho rằng khí này có thể là hợp chất tiêu biểu cho sự sống ở các hành tinh xa xôi.

Đăng ngày: 03/01/2020
Thí nghiệm với tro bụi 13.000 năm tuổi, các nhà khoa học tìm hiểu lý do tại sao sét núi lửa hình thành

Thí nghiệm với tro bụi 13.000 năm tuổi, các nhà khoa học tìm hiểu lý do tại sao sét núi lửa hình thành

Các nhà nghiên cứu tìm hiểu về hiện tượng tự nhiên nguy hiểm nhất nhì Trái Đất nhưng cũng đẹp mê hồn.

Đăng ngày: 03/01/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News